Muốn SỞ HỮU một hệ thống kiếm lợi nhuận bền vững hãy thực hiện TUẦN TỰ 7 bước này

Muốn SỞ HỮU một hệ thống kiếm lợi nhuận bền vững hãy thực hiện TUẦN TỰ 7 bước này

Như thế nào là một hệ thống giao dịch thành công. Đó là một hệ thống đem lại lợi thế lớn và sự tự tin cho trader, giúp trader kiếm được lợi nhuận nhất quán và bền vững trên thị trường. Bất kỳ trader nào cũng đều muốn sở hữu một hệ thống giao dịch như vậy, bởi lẽ đây là một trong những thành phần chính để kiếm được lợi nhuận dài hạn.

Muốn xây dựng một hệ thống giao dịch như vậy quả thực là điều không dễ. Cần bỏ công nghiên cứu, chấp nhận thất bại và có sự kiên trì. Có lẽ sẽ mất cả một quá trình bạn mới có thể xây dựng được hệ thống riêng cho mình nhưng thành quả có được sẽ vô cùng xứng đáng.

Dưới đây là 7 bước cũng là 7 yếu tố chính để xây dựng được một hệ thống có lợi nhuận.

Bước 1: Xác định thị trường giao dịch


Đây là bước đầu tiên, trader cần xác định được thị trường mà bản thân sẽ tập trung giao dịch, có thể là thị trường forex, chứng khoán, hợp đồng tương lai, hàng hóa,... Mỗi một thị trường đều có những ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi một lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.

Vậy nên xác định được thị trường chính để giao dịch là rất quan trọng, đó là cơ sở để trader xây dựng lợi thế và chiến lược theo đúng hướng sau này.

Bước 2: Xác định khung thời gian giao dịch


Khung thời gian sẽ xác định phong cách giao dịch cũng như mục tiêu của trader, bạn có thể dựa trên tính cách của bản thân để xác định được khung thời gian phù hợp.

Có 4 loại trader chính đó là Scalper, Day trader, Swing trader, Position trader. Việc lựa chọn khung thời gian cũng sẽ xác định bạn sẽ là kiểu trader nào trong 4 loại trên.

Scalper và Day trader thường sẽ sử dụng khung thời gian thấp để để giao dịch như khung thời gian M1, M5, M15). Thời gian giữ lệnh ngắn, không được giữ lệnh qua đêm, do vậy mức lợi nhuận kiếm được cũng rất thấp nhưng đổi lại tín hiệu giao dịch trong ngày lại nhiều hơn những kiểu giao dịch khác.

Swing trader thì tập trung hơn vào khung thời gian lớn hơn như khung H4 trở lên, chấp nhận rủi ro để lệnh qua đêm, ít cơ hội giao dịch hơn nhưng đổi lại mức lợi nhuận kiếm được sẽ lớn hơn rất nhiều.

Position trader thì sẽ chủ yếu giao dịch từ khung D1 trở lên, thời gian giữ lệnh sẽ dài hơn rất nhiều, tín hiệu sẽ rất ít nhưng mức lợi nhuận sẽ cao hơn những kiểu giao dịch khác rất nhiều.

Nên có thể thấy rằng khung thời gian sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc giao dịch và lợi thế của chiến lược sau này. Nó cũng là yếu tố ấn định phong cách giao dịch của bạn nên đây là bước rất quan trọng.

Bước 3: Xác định lợi thế giao dịch


Cũng không khác gì những bước trên, bước này không kèm phần quan tọng. Xác định lợi thế của bản thân tức là xác định khi nào thì bạn có thể tham gia thị trường.

Một lợi thế giao dịch đơn giản là một dấu hiệu cho thấy một dấu hiệu có khả năng xảy ra cao hơn so với dấu hiệu khác Mark Douglas

Lợi thế giúp trader biết được khi nào nên và không nên tham gia giao dịch, có cơ sở và nguyên tắc để tuân thủ kỷ luật, từ đó mới có thể kiếm được lợi nhuận nhất quán trên thị trường.

Để tìm được lợi thế của bản thân quả thực không phải là điều dễ dàng, có lẽ sẽ cần cả một quá trình và vận may của bạn. Nhưng chủ yếu là nhờ vào sự mày mò nghiên cứu một mô hình hoặc hệ thống lặp đi lặp lại trong thời gian dài, từ đó xác định được ưu thế của nó để có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường cũng như khung thời gian mà bạn xác định để giao dịch.

Bước 4: Điều kiện vào lệnh

Sau khi đã xác định được lợi thế của mình, việc tiếp theo mà trader cần làm đó là xác định các tiêu chí quan trọng nhất để có thể mở vị thế giao dịch.

Các tiêu chí này giúp bạn xác định thời điểm phù hợp để mở vị thế và cho phép xác định và quản lý rủi ro cho chiến lược. Khi đã xác định được tiêu chí cho điểm vào lệnh rồi thì bạn có thể chuyển qua bước tiếp theo.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Bước 5: Quản lý rủi ro


Quản lý rủi ro là yếu tố không thể thiếu của một chiến lược giao dịch. Trader cần có chiến lược quản lý rủi ro cụ thể và có hệ thống. Có 3 yếu tố quan trọng trong một chiến lược quản lý rủi ro mà bạn cần phải nắm thật rõ:

Quy tắc quản lý rủi ro

Xác định khối lượng giao dịch phù hợp

Tỷ lệ rủi ro lợi nhuận hợp lý cho một chiến lược

Quy tắc quản lý rủi ro

Đóng vai trò rất quan trọng, vì nó đảm bảo mọi hành vi của bạn đều nằm trong sự khống chế. Những quy tắc này ngăn cản bạn làm hủy hoại mọi thứ, khiến bản thân vượt quá tầm kiểm soát.
Ví dụ như: xác định mức thua lỗ tối đa trong ngày/tuần/tháng. Hoặc nếu thua lỗ 3 ngày liên tiếp thì sẽ nghỉ ngơi, không được khoản lỗ vượt quá bao nhiêu tiền,....

Khi tạo bộ nguyên tắc riêng, bạn cần đảm bảo rằng bộ nguyên tắc đó không quá hạn chế, nó cần phải giúp cho bạn thực hiện chúng trong trạng thái thoải mái nhất. Nếu có quá nhiều nguyên tắc, nó sẽ khiến bạn chật vật và cản trở bạn nhiều hơn là giúp đỡ bạn.

Xác định khối lượng giao dịch hợp lý

Khối lượng giao dịch sẽ xác định bạn mất bao nhiêu tiền nếu bạn sai. Một khối lượng hợp lý là nó đủ nhỏ để giúp bạn giới hạn được rủi ro trong tầm kiểm soát nhưng nó cũng để giúp bạn có được mức lợi nhuận tiềm năng.

Có nhiều cách để xác định khối lượng của bạn nhưng cách đơn giản nhất đó là hãy giới hạn rủi ro trong khoảng 1% tài khoản của mình cho mỗi giao dịch mà bạn thực hiện.

Tỷ lệ rủi ro lợi nhuận hợp lý

Mỗi một chiến lược mà bạn thực hiện cần có mức lợi nhuận tiềm năng lớn hơn rủi ro chấp nhận ít nhất 2 lần trở lên. Như vậy thì bạn mới có thể tạo được lợi thế cho mình trên thị trường.

Hơn nữa bạn cũng cần biết khi nào thì nên tăng và giảm tỷ lệ rủi ro lợi nhuận của mình tùy vào điều kiện của thị trường. Kỹ năng này đòi hỏi trader cần có kinh nghiệm giao dịch và am hiểu hệ thống của mình.

Bước 6: Viết nhật ký giao dịch


Nhật ký giao dịch là phần cần thiết cho một chiến lược giao dịch. Bạn cần mô tả lại quá trình bạn thực hiện toàn bộ chiến lược như thế nào vào nhật ký giao dịch trong đó bao gồm cả cảm xúc cũng như mọi quyết định của bạn.

Việc làm này giúp bạn nắm được toàn bộ quá trình giao dịch của mình, và khi cần đánh giá lại, có thể bạn sẽ có được những kinh nghiệm giá trị từ chính những gì mà bạn đã giao dịch trong quá khứ.

Bước 7: Phân tích sau giao dịch

Phần cuối cùng của một hệ thống giao dịch thành công đó là phân tích sau giao dịch. Việc làm này giúp bạn đánh giá trực quan những quyết định của mình trong quá trình giao dịch.

Bước này sẽ giúp trader đánh giá được hiệu suất giao dịch của hệ thống, điều chỉnh và cải thiện nó được tốt hơn. Giúp trader phát hiện ra sai lầm trong những quyết định của mình từ đó sửa chữa để khiến bản thân thay đổi tốt hơn.

Cách để thực hiện phân tích sau giao dịch cũng không quá phức tạp, bạn cần: theo dõi tỷ lệ thắng dựa trên lợi thế giao dịch. Xem nó hoạt động có tốt hay không.

Lời lỗ trung bình của hệ thống.

Chuỗi thua lỗ/lợi nhuận dài nhất và nó có ảnh hưởng đến tâm lý và tài khoản của bạn không? Bạn có dừng giao dịch sau đó không?

Kết quả của công việc này đó là bạn phải nhận ra được điểm yếu của hệ thống cũng như bản thân bạn và cải thiện nó.

Thực hiện từng bước trên nhất định bạn sẽ nắm trong tay một hệ thống giao dịch mạnh mẽ có thể kiếm được lợi nhuận dài hạn trên thị trường.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .





Loading...

Đọc thêm

Năm yếu tố cơ bản trong tuần: Biên bản của Fed có thể làm giảm sự thúc đẩy của Bessent

Năm yếu tố cơ bản trong tuần: Biên bản của Fed có thể làm giảm sự thúc đẩy của Bessent, các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, PCE cốt lõi được chú ý

Liệu cuộc biểu tình xung quanh đề cử của Scott Bessent có tiếp tục không? Tuần lễ Lễ Tạ ơn ngắn ngủi có một ngày thứ Tư bận rộn với nhiều sự kiện, và ngân hàng trung ương có thể làm nguội đi sự nhiệt tình.

By Giao Lộ Đầu Tư