Những bí mật vùng Supply - Demand mà nhà đầu tư cần nắm (Phần 2)

Những bí mật vùng Supply - Demand mà nhà đầu tư cần nắm (Phần 2)

Trong phần đầu tiên anh em đã biết qua về các vẽ các vùng cung-cầu (SD), anh em có thể xem lại tại đây. Trong phần 2 này chúng ta sẽ tìm cách những vùng SD ngon ăn nhé!

Vùng Supply/ Demand ưu việt hơn hỗ trợ kháng cự ở chỗ nhà đầu tư sẽ tránh được 2 cái bẫy kinh điển của thị trường đó là:

+ False breakout
+ FOMO (1 cụm từ chỉ một hành động sợ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh của nhà đầu tư khi giá có trong có vẻ như đi đúng hướng).
Chúng ta cùng ôn tập lại một chút về cách vẽ:

Đối với vùng Supply:
Chúng ta sẽ vẽ vùng supply từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá giảm để tạo nên vùng Supply.

Chú ý: bạn phải luôn luôn vẽ vùng supply từ cây nến tăng cuối cùng trước khi thị trường rớt mạnh, nếu đó là cây nến giảm, bạn cần phải xác định cây nến tăng trước đó và bắt đầu vẽ vùng supply từ cây nến đó.

Giá mở cửa từ cây nến tăng trong hình với dấu mũi tên chính là nơi bạn bắt đầu vẽ vùng Supply.

Một khi bạn hoàn thành, bạn phải kéo ô vuông lên trên đỉnh cao nhất gần đó trước khi giá đổ xuống.

Đối với vùng Demand
Ngược lại với vùng Supply, ta vẽ vùng Demand khi tìm thấy nến giảm điểm gần nhất trước khi giá hình thành nến tăng mạnh.

Trong hình trên bạn thấy vùng demand được hình thành từ giá mở cửa của cây nến giảm được tìm thấy trước khi thị trường hình thành cây nến tăng mạnh.

Từ đó bạn chỉ cần tìm giá thấp nhất được hình thành trong vùng nến gần đó, bạn kéo ô vuông đến mức thấp nhất đó, thế là hoàn thành vùng Demand.

Sau khi các bạn đã biết cách vẽ rồi thì hôm nay tôi xin chia sẻ 6 bí quyết giao dịch bằng vùng Supply/ Demand như đã hứa từ bài trước.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

6 BÍ QUYẾT GIAO DỊCH BẰNG SUPPLY/DEMAND HIỆU QUẢ


Supply và Demand có liên quan đến lý thuyết tích lũy và phân phối của Wyckoff. Cung và cầu chính là nhân tố chính tao nên mọi thị trường.

Trước khi xu hướng bắt đầu, giá sẽ tích lũy trong vùng hẹp sau đó sẽ đẩy lên

Nói cụ thể hơn, vùng tích lũy đó chính là vùng Demand, còn vùng phân phối chính là vùng Supply. Vậy phải làm sao để giao dịch tốt trong những vùng này, làm sao để nhận biết những vùng Supply/ Demand đó sẽ phản ứng lại để đặt lệnh chính xác.

Đây là 6 bí quyết cho các bạn:

1.DAO ĐỘNG VỪA PHẢI​

Vùng tích lũy/phân phối hay là vùng Supply/ Demand thường dao động trong biên độ hẹp, thậm chí rất hẹp. Trong biên độ này chứa rất nhiều pinbar, nhiều cây nến đuôi dài đan xen lẫn nhau.

Vùng dao động càng hẹp trước khi Breakout thì càng có ý nghĩa trong việc hỗ trợ kháng cự cho giá.

2.DIỂN RA RẤT NGẮN​

Bên cạnh tính chất chất dao động hẹp, những vùng Supply/ Demand diễn ra rất nhanh, nếu vùng dao động hẹp diễn ra quá dài thường thể hiện sự thiếu tích cực từ dòng tiền lớn

Những vùng Supply/ Demand mạnh thường diễn ra rất hẹp và rất nhanh

3.THE SPRING


Bí quyết thứ 3 mang tên the Spring, the Spring là một thuật ngữ được Wyckoff đặt tên. The Spring nhìn như false breakout trong vùng Supply/ Demand, nhà đầu tư giao dịch theo hỗ trợ kháng cự rất dễ bi bẫy bởi cây này, nhưng nhà đầu tư giao dịch theo supply/ demand, nó lại là thông tin rất quý giá, nó cho ta biết lượng lớn nhà đầu tư bi sập bẫy của nhà cái. Họ đánh sai hướng và buộc phải cắt lỗ, kết quả là đi theo hướng ngược lại,

Dòng tiền lớn thường dùng the Spring để hấp thụ các các nhà đầu tư bị kẹp hàng trước khi đẩy giá lên.

Do đó trong vùng Supply/ Demand, chúng ta cần phải để ý những cây the Spring giống như vậy, đó là tín hiệu rất quý giá đấy.

Hôm nay chúng ta đề cập đến 3 bí quyết trước, bài tiếp theo sẽ nói những cái còn lại, anh em đón đọc nhé!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm