Những thảm họa tự nhiên ảnh hưởng tới đồng tiền của một Quốc gia như thế nào?
Thảm họa thiên nhiên gây ra thật kinh hoàng. Số người chết luôn là con số thống kê rõ ràng nhất, tuy nhiên bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác sau khi xảy ra thảm họa.
Một khía cạnh bất lợi khác của thiên tai đó là những khó khăn lớn về kinh tế mà chúng để lại. Trong suốt lịch sử, thiên tai đã gây ra sự mất giá (và thậm chí là tăng giá trị) của tiền tệ vì nền kinh tế bị xáo trộn.
Nếu bạn tham gia giao dịch tiền tệ trực tuyến Forex, thì điều bắt buộc là bạn phải học cách tận dụng các khoản đầu tư của mình trong những thời điểm không chắc chắn.
Hiệu ứng chung:
Thông thường, đồng tiền của một quốc gia sẽ suy yếu ngay sau thảm họa thiên nhiên vì không chắc chắn về mức độ thiệt hại kinh tế thực sự đã được thực hiện, theo Barclays Wealth. Tuy nhiên, nó có thể tăng trở lại một khi các quốc gia khác bắt đầu tài trợ cho các nỗ lực cứu trợ, nhưng ngay sau đó nó lại có thể suy yếu một khi các ngân hàng Quốc giá cố gắng giảm bớt khó khăn kinh tế (bằng cách cắt giảm lãi suất).
Tất cả phụ thuộc vào tình hình quốc gia cụ thể, do đó, có một số tình huống khác nhau. Các ví dụ sau đây minh họa những gì đã xảy ra trong hơn một thập kỷ qua.
Động đất và sóng thần ở Nhật Bản – Đồng Yên Nhật:
Lấy ví dụ về Nhật Bản, Nhật Bản đã từng hứng chịu những thiên tai lớn và lớn nhất là trận động đất kèm sóng thần Tōhoku vào năm 2011. Đây là một trận động đất mạnh 8,9 độ richter kèm theo sau đó là một trận sóng thần. Và gần như ngay sau đó, đồng Yên Nhật Bản đã giảm mạnh, suy yếu tới 0,4% so với đồng USD, với tâm lý không chắc chắn do các thảm họa thiên nhiên để lại. Tuy nhiên, khi dòng vốn từ kiều bào và của nước ngoài đổ vào nước Nhật để hỗ trợ công tác khắc phục (Các tài sản được chuyển thành Yên Nhật) đã khiến cho đồng Yên tăng vọt một cách mạnh mẽ ngay sau đó mà đã buộc cho BoJ phải ra tay can thiệp.
Vào tháng 8 năm 2011, BoJ đã phải cố gắng chống lại sự gia tăng mạnh mẽ của đồng JPY đang trên đà tăng phi mã bằng cách bán ra 1 nghìn tỷ Yên và khiến cho đồng Yên giảm xuống còn 77,10 so với đồng Đô la Mỹ từ mức giá trước đó là 80,20.
Động đất ở Haiti - Đồng Gourde
Haiti đã trải qua một thảm họa của thiên nhiên sau khi Port-Au-Prince bị một trận động đất mạnh 7 độ richter vào tháng 1 năm 2010. Theo tờ New York Times, đồng tiền của Haiti đã tăng hơn 25% sau thảm họa và đối với một số nhà cung cấp tỷ giá, tỷ lệ là khoảng 30 Gourdes/ 1 USD. Có một vài lời giải thích cho sự tăng giá này.
Đầu tiên, việc giảm nhập khẩu dầu khiến cho đồng Gourde được duy trì giá trị, cộng với việc nguồn tiền từ nước ngoài đổ về đã giúp cho đồng Gourde chống lại sự mất giá.
Động đất ở New Zealand - Đô la New Zealand:
Vào tháng 2 năm 2011, một trận động đất mạnh 6,3 độ ảnh hưởng đến New Zealand đã giết chết ít nhất 75 người và khiến nền kinh tế gặp khó khăn. Sau thảm họa, đồng đô la New Zealand (biệt danh là kiwi) đã giảm khoảng 2% so với đồng đô la Mỹ, theo CNBC. Bloomberg báo cáo rằng tại một thời điểm, kiwi đã giảm xuống còn 74,55 US cent, đây là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12. Có thể thấy, New Zealand đã không có kinh nghiệm trong việc tăng cường tiền tệ ngay lập tức mà một số quốc gia khác vẫn thường làm sau thảm họa thiên nhiên. Và tình trạng sụt giảm của đồng NZD vẫn tiếp tục diễn ra đến đầu và giữa tháng 3.
Phần kết luận:
Mọi thảm họa tự nhiên đều có ảnh hưởng không chỉ đối với nền kinh tế chung của quốc gia mà còn đối với tiền tệ. Ảnh hưởng này không chỉ tác động đến đồng tiền của một quốc gia cụ thể - mà còn có thể gây ra những hiệu ứng tới các Quốc gia khác, vì sức mạnh của các loại tiền tệ có mối tương quan với nhau. Các quốc gia trên thế giới đều đã trải qua những thảm họa tương tự, và chúng sẽ tiếp tục xảy ra, việc nắm bắt được một số dữ liệu lịch sử sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho tương lai!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .