Những thông số trong một chiến lược quản lý rủi ro buộc trader phải tính toán kỹ lưỡng trước khi vào lệnh

Những thông số trong một chiến lược quản lý rủi ro buộc trader phải tính toán kỹ lưỡng trước khi vào lệnh

Nếu bạn không muốn trở thành con bạc trong giao dịch thì một trong những việc quan trọng nhất cần phải làm đó chính là luôn luôn tính toán rủi ro trong mỗi giao dịch bạn đặt cược.

Thật vậy, giao dịch là công việc của tính toán rủi ro và điều chỉnh tâm lý. Vậy thì trong một chiến lược quản lý rủi ro, những thông số quan trọng nào liên quan đến rủi ro mà trader buộc phải tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đặt lệnh giao dịch.

Tỷ lệ risk:reward


Tỷ lệ risk:reward hay còn gọi là tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận mà bạn kiếm được cho một giao dịch.

Để trở thành một nhà giao dịch thành công và có thể kiếm được lợi nhuận trong dài hạn thì những giao dịch mà bạn thực hiện nên có tỷ lệ risk:reward ít nhất từ 1:1.5 trở lên.

Nếu như rủi ro mà bạn phải chịu lớn hơn rủi ro mà bạn kiếm được thì rất khó có được lợi thế trong dài hạn. Hay nói cách khác, bạn phải cố gắng tìm được nhiều giao dịch có lợi nhuận thì mới đủ bù được rủi ro gặp phải.

Vậy cho nên bạn sẽ thấy những trader thành công thường sẽ có tỷ lệ RR khá tốt, vì họ hiểu rằng, khi có được tỷ lệ risk:reward tốt thì trong trường hợp thua lỗ dù nhiều hơn họ vẫn có khả năng kiếm được lợi nhuận về lâu dài.

Đây chính là con số đầu tiên mà bạn cần phải tính toàn trong chiến lược giao dịch của mình.

Khối lượng giao dịch


Xác định khối lượng giao dịch là một công đoạn quan trọng phải làm trước khi thực hiện giao dịch. Bởi vì thông số này trực tiếp ảnh hưởng đến số tiền mà bạn có khả năng thua lỗ trong một giao dịch.

Nếu khối lượng quá lớn sẽ khiến cho bạn gặp phải tâm lý, còn nếu quá nhỏ thì lợi nhuận lại quá ít và nó có thể khiến cho tâm lý chủ quan của bạn nảy sinh vì thấy mức thua lỗ quá nhỏ. Vậy cho nên khối lượng giao dịch phải là con số không quá lớn cũng không quá nhỏ và điều quan trọng là vẫn giữ được rủi ro trong tầm kiểm soát của mình.

Điểm thoát lệnh


Điểm thoát lệnh của bạn cũng là yếu tố nằm trong một chiến lược quản lý rủi ro. Và đây cũng là điểm mà bạn cần phải xác định trước khi thực hiện chiến lược.

Rất nhiều trader bỏ qua điểm này, nhưng thực tế đây mới là điểm quan trọng vì nó quyết định đến kết quả giao dịch của bạn. Nó cũng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của một điểm vào lệnh.

Nếu điểm thoát lệnh của bạn rõ ràng, được dựa trên những tín hiệu kỹ thuật cụ thể và quan trọng thì đó là một điểm thoát lệnh tốt. Còn nếu như bạn giao dịch mà không xác định trước điểm thoát thì giao dịch của bạn rơi vào thế bị động, rất dễ bị thua lỗ.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Dời dừng lỗ


Bạn cần xác định rõ, trong những trường hợp nào thì dời dừng lỗ, đây là kỹ thuật không thể thực hiện một cách tùy ý hay ngẫu nhiên được mà phải có nguyên tắc. Nếu không thì hiệu suất giao dịch dài hạn của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạn nên xác định được rằng bạn chỉ nên dời dừng lỗ:

  • Trong điều kiện thị trường nào? Thị trường có xu hướng hay không?
  • Giao dịch đang trong trạng thái nào? Có lợi nhuận bao nhiêu phần trăm? Bao nhiêu pip?
  • Tín hiệu kỹ thuật nào xác nhận cho việc dời dừng lỗ?
  • …..

Nói chung là bạn cần xác định trước được những điều này trước khi thực hiện dời dừng lỗ, như vậy thì bạn mới có thể có được kết quả tốt nhất.

Thoát lệnh từng phần


Tương tự như dời dừng lỗ, việc chốt lệnh từng phần cũng nên được thực hiện một cách có nguyên tắc và chiến lược.

Kỹ thuật này được nhiều trader áp dụng để bảo vệ tài khoản và lợi nhuận kiếm được. Tuy nhiên thì nếu áp dụng không khéo trader cũng khó có thể đảm bảo được hiệu suất giao dịch dài hạn.

Bạn phải xác định trước những tín hiệu kỹ thuật hoặc mức giá mà bạn sẽ thoát lệnh từng phần. Và quan trọng là nó phải phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn.

Và khi đến mức giá hoặc có tín hiệu cho thấy bạn nên thoát bớt vị thế thì bạn cũng cần phải xác định rõ là nên cắt giảm bao nhiêu phần trăm vị thế giao dịch. Là 20%, 30% hay 50%, thậm chí là 70%.

Con số này còn tùy thuộc vào mức lợi nhuận bạn kiếm được, tín hiệu kỹ thuật mà thị trường cung cấp.

Và rất nhiều trader thường dời dừng lỗ của mình về điểm hòa vốn sau khi thoát lệnh.

Điểm đặt dừng lỗ


Đây là yếu tố quan trọng nhất của một chiến lược quản lý rủi ro. Một trader có thể lựa chọn nhiều phương thức dừng lỗ khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải dùng điểm dừng lỗ cho mọi chiến lược giao dịch của mình là được.

Có trader lựa chọn đặt điểm dừng lỗ cố định, có trader thì lại lựa chọn là dời dừng lỗ theo xu hướng. Mỗi phương thức dừng lỗ đều có đặc điểm và ưu nhược riêng. Bạn cần dựa trên phong cách cũng như chiến lược giao dịch của mình mà lựa chọn ra điểm đặt dừng lỗ phù hợp.

Nói tóm lại


Quản lý rủi ro là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trader vậy cho nên tuyệt đối đừng thực hiện điều này một cách qua loa đại khái.

Hãy lên một chiến lược quản lý rủi ro cụ thể, từ điểm vào lệnh, điểm thoát lệnh, khối lượng giao dịch, tỷ lệ risk:reward và cách thức quản lý giao dịch như thế nào.

Như vậy bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc giao dịch. Chính việc làm này vô hình chung cũng giúp bạn có được tâm lý giao dịch thoải mái hơn và sẽ thấy rằng bản thân bạn làm việc bài bản như một trader thực thụ.

Mời anh em tham khảo nhé!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.


Loading...

Đọc thêm