OBV là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả

OBV là gì? OBV là một trong những chỉ báo thông tin được sử dụng rộng rãi trên sàn giao dịch Forex. Là một trader bạn đã biết rõ ý nghĩa của chỉ báo OBV

OBV là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả

OBV là gì? OBV là một trong những chỉ báo thông tin được sử dụng rộng rãi trên sàn giao dịch Forex. Là một trader bạn đã biết rõ ý nghĩa của chỉ báo OBV thể hiện là gì hay cách tính chỉ số OBV như thế nào? Làm thế nào để sử dụng chỉ báo OBV một cách hiệu quả nhất? Tất cả các thông tin liên quan đến chỉ số OBV sẽ được thể hiện thông qua bài viết dưới đây. Hãy ghi chú lại những lưu ý quan trọng cho mình về chỉ báo OBV này nhé!

Tổng quan về chỉ báo OBV

Khái niệm chỉ báo OBV là gì?

Chỉ số OBV là viết tắt của cụm từ On Balance Volume được dịch là chỉ số cân bằng khối lượng. Chỉ số này được dùng để đo đạc sức mua và bán trên một thị trường được tính dựa trên khối lượng giao dịch và sự chuyển động của giá. Cụ thể khi động lực của xu hướng hiện tại mạnh thì thị trường sẽ vẫn tiếp tục giao dịch với xu hướng cũ. Ở trường hợp ngược lại, nếu động lực yếu thì khả năng rất cao sẽ có sự đảo chiều sang một xu hướng mới

Giá trị của chỉ số OBV sẽ được lũy kế đồng thời được thể hiện dưới dạng đường chuyển động. Nhờ đó, các nhà giao dịch có thể quan sát và đưa ra các kết luận liên quan đến xu hướng của thị trường. Bao gồm các thông tin liên quan đến ưu thế của bên mua hoặc bán, cũng như tín hiệu để tìm ra được giao dịch thuận theo xu hướng hay đảo chiều tiềm năng.

Sự xuất hiện của chỉ báo OBV như thế nào?

Chỉ số OBV được phát triển vào năm 1946 bởi nhà phân tích tài chính nổi tiếng Joseph Granville. Chính ông đã sử dụng tài năng của mình áp dụng kỹ thuật “khối lượng liên tục” từ 2 nhà phân tích chứng khoán Woods và Vignola để sáng tạo ra OBV. Theo quan điểm của Joseph Granville, khối lượng chính là yếu tố quyết định và luôn có sự đi trước so với hành động của giá. Cũng từ đây ông đã sáng tạo ra chỉ báo OBV với mục đích theo dõi những vùng biến động mạnh và đồng thời dự đoán được xu hướng giá trong tương lai.

Mặc dù được lên ý tưởng từ những năm 1946, cho đến 1963 khi quyển sách “ Granville’s New Key to Stock Market Profit” được phát hành, khái niệm về chỉ báo này mới được trình bày. Sự xuất hiện của chỉ số OBV đã gây một cú nổ lớn khi được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích kỹ thuật giao dịch. Cho đến tận hôm nay, khái niệm và cách sử dụng chỉ báo OBV vẫn luôn được áp dụng trong các giao dịch.

Cách tính chỉ số OBV như thế nào?

Công thức tính chỉ số OBV là gì?

Chỉ báo OBV sẽ được tính toán dựa trên lũy kế với công thức cụ thể như sau:

OBV = OBV trước ± Khối lượng giao dịch

Tùy thuộc vào mức giáo đóng cửa của một phiên giao dịch hiện tại so với phiên trước, công thức tính OBV sẽ được chia làm 3 trường hợp.

  • Trường hợp 1: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước thấp hơn giá đóng cửa của phiên hiện tại.

OBV = OBV phiên trước + Volume hiện tại

  • Trường hợp 2: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại:

OBV = OBV phiên trước – Volume hiện tại

  • Trường hợp 3: Giá đóng cửa của hai phiên giao dịch hiện tại và trước đó là bằng nhau, công thức tính OBV như sau:

OBV hiện tại = OBV phiên trước đó

Ví dụ cách tính chỉ số OBV

  • Ngày đầu tiên phiên giao dịch có giá đóng cửa là 200 USD với khối lượng giao dịch là 20 000
  • Ngày thứ hai phiên giao dịch có giá đóng cửa là 200,1 USD với khối lượng giao dịch tăng lên một mức 22.500
  • Ngày thứ ba phiên giao dịch kết thúc với giá đóng cửa là 200,15 USD và khối lượng giao dịch được tính toán là 31.000
  • Ngày thứ tư giá đóng cửa của phiên giao dịch là 200,14 cùng với khối lượng giao dịch là 24.000
  • Ngày thứ năm giá đóng của kết thúc ở 200,14, với khối lượng giao dịch ở mức 12 000

Từ đây có thể nhận thấy ngay từ thời điểm ngày thứ 2 và thứ 3 đã có sự tăng giá trong giao dịch. Tuy nhiên khi đến ngày thứ 4 giá đã sụt giảm và khối lượng giao dịch được giữ nguyên mức này ở ngày thứ 5. Khi đó nếu coi ngày đầu tiên có mức OBV bằng 0 thì cách tính chỉ số OBV cho các ngày tiếp theo như sau:

  • Chỉ số OBV ở ngày thứ hai = 0 + 22.500 = 22.500
  • Chỉ số OBV ở  ngày thứ ba = 22.500 + 31.000 = 53.500
  • Chỉ số OBV ở ngày thứ tư = 53.500 – 24.000 = 29.500
  • Chỉ số OBV ở ngày thứ năm = 9.500

Chỉ báo OBV thể hiện những thông tin gì?

Joseph Granville nhà sáng tạo ra chỉ báo OBV cho rằng nếu chỉ quyết định dựa trên hành động của giá sẽ rất dễ bị ảnh hưởng lợi nhuận. Một số trường hợp sẽ có độ trễ nhất định và lúc này tín hiệu được đưa ra sẽ không được chính xác. Theo quan điểm của Joseph, khối lượng sẽ luôn đi trước và dẫn đến sự biến động của giá. Vì thế khi chỉ số OBV được tạo ra được thêm vào yếu tố khối lượng nên OBV luôn có một độ nhạy nhất định.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Chỉ báo OBV dự báo sự tiếp tục của một xu hướng giá

  • Trường hợp chỉ số OBV đi lên thể hiện sức mua đang lớn hơn sức bán trên thị trường. Lúc này có thể dự đoán được xu hướng giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
  • Ngược lại nếu chỉ số OBV trượt dốc thể hiện khối lượng bán đang áp đảo khối lượng mua trên thị trường. Lực bán lúc này mạnh hơn lực mua rất nhiều và giá vẫn sẽ trong trạng thái giảm.
  • Chỉ báo OBV và giá có mối quan hệ cùng chiều khi xác nhận một xu hướng trên thị trường. Cụ thể nếu chỉ báo OBV và giá cùng lúc tăng thì điều này khẳng định rằng xu hướng thị trường cũng sẽ tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu chỉ số OBV và giá lần lượt thể hiện sự giảm sút thì xu hướng giảm trên thị trường vẫn sẽ còn tiếp tục.

Sử dụng chỉ số OBV dự đáo đảo chiều xu hướng

Để có thể xác định được các điểm đảo chiều xu hướng, các nhà giao dịch sẽ dựa trên tín hiệu phân kỳ giữa OBV và giá. Cụ thể:

  • Trong xu hướng giá giảm, biểu đồ thể hiện giá của đáy sau sẽ thấp hơn đáy trước (thể hiện sự sụt giảm), ngược lại OBV lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Khi nhận thấy tín hiệu này chính là xu hướng giảm đang yếu đi và khả năng giá sẽ đảo chiều đang dần được thay đổi.
  • Khi giá đang trong xu hướng tăng, giá được tạo ra ở đỉnh sau sẽ luôn đi theo đỉnh trước nhưng OBV lại thể hiện sự ngược lại. Đây chính là tín hiệu phân kỳ biểu thị sức mua trên thị trường đang dần yếu đi. Nhà giao dịch có thể ngay lập tức dự đoán hành động giá sẽ có sự đảo chiều trong thời gian tới.

Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo OBV khi giao dịch Forex

Chỉ báo OBV bao gồm các thông tin được tích hợp với khối lượng giao dịch do đó sẽ hạn chế việc tín hiệu nhiễu. Đồng thời chỉ báo OBV còn thể hiện sự phản ứng nhanh hơn so với hành động giá trong tương lai.

Sử dụng chỉ báo OBV như công cụ củng cố xu hướng giá

Thông thường thị trường sẽ có xu hướng chỉ tăng hoặc giảm khi giá và khối lượng có sự đồng nhất với nhau. Ví dụ nếu giá đang tăng hoặc giảm cùng lúc có sự đồng thuận của khối lượng giao dịch thì xu hướng đang rất mạnh và sẽ mạnh hơn nữa. Lúc này thị trường sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng đang diễn ra.

Bên cạnh đó chỉ báo OBV còn sử dụng khối lượng để tiến hành tính toán nên có thể dùng chỉ báo này xác nhận xu hướng giá. Cụ thể như sau:

  • Khi chỉ số OBV và giá cùng lúc tăng lên sẽ thể hiện bên mua đang có sự lớn mạnh hơn so với bên bán. Thị trường giao dịch lúc này vẫn sẽ tiếp tục trạng thái tăng của nó.
  • Khi chỉ số OBV đi xuống và giá đang trong sự sụt giảm cho thấy lực bán đang áp đảo lực mua. Điều này khiến giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng giảm đang diễn ra.

Dựa trên tín hiệu hội tụ và phân kỳ để xác định đảo chiều xu hướng

Làm sao nhận biết được tín hiệu đảo chiều xu hướng?

Nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận ra các giao dịch đảo chiều tiềm năng bằng các tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo OBV và đường giá. Để có thể đi theo chiến lược này buộc nhà giao dịch phải tìm ra được xu hướng đang diễn ra và đánh giá chính xác độ mạnh của nó. Lưu ý rằng chỉ tiến hành giao dịch khi nhận thấy xu hướng hiện tại đang có tín hiệu suy yếu dần.

Tín hiệu để nhận ra sự đảo chiều như sau:

  • Sự xuất hiện của tín hiệu phân kỳ trong một xu hướng giảm: giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước trong khi OBV lại đi theo hướng ngược lại. Đây chính là tín hiệu thể hiện giá sẽ có sự đảo chiều sang tăng. Việc mà nhà giao dịch cần làm lúc này chính là tìm lệnh Buy để đón đầu xu hướng mới sắp xảy ra.
  • Sự xuất hiện của tín hiệu phân kỳ trong xu hướng tăng: giá tạo ra đỉnh sau sẽ cao hơn đỉnh trước tuy nhiên chỉ số OBV có diễn biến ngược lại. Trường hợp này biểu thị giá sắp đảo chiều từ tăng thành giảm và nhà giao dịch nên chọn tiến hành Sell.

Cách thực hiện lệnh giao dịch như sau:

  • Điểm vào lệnh: ngay tại vùng tranh chấp giá được thể hiện thông qua hành động giá và nến tín hiệu.
  • Cắt lỗ: tại vị trí đỉnh hay đáy gần nhất hoặc ở vùng kháng cự hay hỗ trợ then chốt.
  • Chốt lời: theo Fibonacci mở rộng hoặc có thể theo tỷ lệ R:R kỳ vọng mà nhà giao dịch đã đặt ra.

Ví dụ tín hiệu phân kỳ xác định đảo chiều xu hướng

Hình minh họa dưới đây thể hiện cặp tiền giao dịch EUR/USD đang có xu hướng tăng:

Nhà giao dịch vẫn luôn quan sát hành động của giá và giá vẫn đang trong quá trình tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn sẽ thấy đỉnh mới được tạo ra lại thấp hơn đỉnh cũ trước đó. Đây chính là tín hiệu yếu đi của bên mua, tín hiệu phân kỳ giá giảm giữa đường giá và chỉ số OBV đã thể hiện rất rõ. Ngay lúc này nhà giao dịch sẽ chờ giá hồi trở lại và sau đó vào lệnh như hình minh họa.

Sử dụng chỉ số OBV phá vỡ các ngưỡng mức quan trọng để xác nhận đảo chiều

Tương tự với giá, chỉ số OBV cũng có sự phản ứng mạnh mẽ ngay tại các vị trí quan trọng. Ngay khi phá vỡ các mức quan trọng này thì chỉ báo OBV sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ theo xu hướng nó đã phá vỡ. Các nhà giao dịch có thể tiến hành cách giao dịch sau:

  • Nắm bắt được các tín hiệu và xác định giá sẽ có sự đảo chiều tăng trong tương lai. Cùng lúc này khi nhận thấy tín hiệu OBV sẽ vượt mức kháng cự tăng lên thì tín hiệu đảo chiều càng được củng cố.
  • Trường hợp ngược lại khi dự đoán xu hướng giảm mà cùng lúc đó chỉ số OBV phá vỡ hỗ trợ sụt giảm. Nhà giao dịch hoàn toàn có thể tự tin vào lệnh của mình khi tín hiệu đã được củng cố mạnh mẽ bởi chỉ số OBV.

Chỉ báo OBV từ lý thuyết đến thực chiến

Sử dụng chỉ báo OBV để xác nhận xu hướng tương lai

Dựa vào hình minh họa ví dụ bên dưới, khi quan sát chỉ báo OBV ngay tại thời điểm giá break khỏi khung giá:

  • Tại điểm “0”: giá đã break ra khỏi vùng biên trên của khung giá và ở lại. Trong khi đó ngoài khung giá đã thêm vài cây nến trước khi bị kéo trở lại về khung giá ban đầu. Chỉ số OBV sẽ thể hiện điểm “phá vỡ giả” bởi ngay tại thời điểm này chỉ báo OBV còn đang nằm trong vòng của khung dao động và vẫn chưa break khỏi.
  • Tại điểm “1”: cây nến thân rộng mang ý nghĩa giá đã phá xuống khỏi khung giá. Nếu lúc này lựa chọn đặt lệnh Sell với chiến lược break out vùng sideway thì nhà giao dịch nên cực kỳ cẩn trọng. Hãy quan sát chỉ số OBV thật cẩn thận vì lúc này OBV vân còn nằm trong vùng dao động của nó. Đồng thời chỉ số OBV còn thể hiện thông tin rằng đây cũng chính là một “phá vỡ giả” tương tự điểm “0”.
  • Tại điểm “2”: Lúc giá đã phá vỡ khỏi vùng sideway, chỉ báo OBV sẽ phát tín hiệu xác nhận. Ngay tại thời điểm chỉ số phá xuống khỏi vùng dao động cùng lúc thực hiện một cú retest ở cạnh dưới.Tín hiệu này thể hiện một cách chắc chắn xu hướng đang giảm sau khi giá đã được phá khỏi khung giá đang sideway.
  • Nhà giao dịch hoàn toàn có thể đặt ntry ngay khi điểm retest thành công và đồng thời đặt Stop Loss ngay tại vị trí gần nhất.

Dựa vào hình minh họa trên càng khẳng định tính đồng thuận về hành động của giá và chỉ báo OBV trong giao dịch. Chính thông tin này đã củng cố vững chắc việc xu hướng sẽ diễn ra tiếp tục trong tương lai.

Sử dụng tín hiệu phân kỳ và sự phá ngưỡng quan trọng trong xác định đảo chiều xu hướng

Như các thông tin đã được cung cấp ở phần hướng dẫn cách sử dụng chỉ số OBV, tín hiệu phân kỳ sẽ giúp nhận định đảo chiều xu hướng. Để có thể rõ hơn hãy quan sát ví dụ minh họa bằng biểu đồ giá của cặp tiền tệ EUR/USD ở khung H4 dưới đây:

  • Giá sau khi được tạo bởi hai đỉnh bằng nhau cùng với chỉ số OBV sẽ cho tín hiệu phân kỳ âm với giá. Điều này có nghĩa là giá sắp có sự đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
  • Không chỉ tín hiệu phân kỳ mà các tín hiệu phá vỡ các ngưỡng quan trọng đều đóng một vai trò then chốt trong quá trình sử dụng chỉ báo OBV.
  • Xét đến ví dụ minh họa, chỉ số OBV đã tạo ra một ngưỡng với vai trò hỗ trợ. Sau khi có sự phá vỡ xuống ngưỡng này và đồng thời đánh một cú retest hoàn hảo kết hợp với tín hiệu phân kỳ âm của chỉ báo. Nhà giao dịch hoàn toàn có thể mở ngay lệnh Sell ở thời điểm vàng này.
  • Tuy nhiên nếu đã để hụt mất vị thế Sell ở trường hợp trên thì nhà giao dịch vẫn có thể mở một vị thế Sell mới. Ngay tại thời điểm chỉ số OBV tiếp tục phản ứng với ngưỡng này với vai trò là kháng cự cùng lúc với chỉ báo quay đầu giảm sau khi chạm ngưỡng này.

Tùy theo chiến lược mà nhà giao dịch theo đuổi, hãy linh hoạt phối hợp các chỉ báo của chiến lược và chỉ báo OBV lại với nhau để gia tăng xác suất thành công cho mình.

Có nên sử dụng chỉ báo On Balance Volume trong giao dịch Forex không?

Khi tiến hành phân tích một chiến lược kết hợp với chỉ số OBV, hãy luôn xác định phân kỳ thông qua các đường WMA trước khi đi vào các bước phân tích kỹ thuật cụ thể. Lựa chọn được những biến động yếu đang tiềm ẩn sẽ giúp cho các bước phía sau của bạn sẽ trở nên hiệu quả.

Việc cải thiện điểm vào lệnh vẫn có thể xảy ra theo mong muốn nếu biết cách thực hiện. Trường hợp hai đường WMA đang trở lại cùng hướng sẽ yêu cầu mức cắt lỗ hơn ngay lúc này nên tiến hành vào lệnh. Điểm cắt lỗ ở đầu kia của cây nến tín hiệu thông thường sẽ không phát huy được hiệu quả tối ưu của nó. Ngay tại vị trí đáy hoặc đỉnh sóng trước đó, để tránh whipsaw hãy đặt ra các mức cắt lỗ trước tiên. Hoặc có thể tiến hành vào lệnh bằng việc sử dụng mô hình nến đảo chiều.

Khi phân tích dài hạn hãy sử dụng thông số tiêu chuẩn 223 kỳ. Thông số này hoạt động mang lại hiệu quả cao. Ở các ví dụ được nêu ra, thời điểm thị trường có xu hướng việc kết hợp chiến lược kháng cự hoặc hỗ trợ cùng với chỉ số OBV là một điều đúng đắn. Chỉ báo OBV mang đến cho bạn một cái nhìn khác từ thị trường và dễ dàng nhận định xu hướng giá.

Nên chờ tín hiệu thị trường ở trạng thái sideway nếu không muốn giao dịch thất bại. Khi các đường WMA biến động thì khả năng cao thị trường đang ở vùng giằng co. Thêm vào đó nếu WMA phân kỳ trong thời gian dài đừng nên sử dụng tín hiệu kế tiếp.

Trên đây là các thông tin giải thích “OBV là gì” mà chắc hẳn nhà giao dịch nào cũng muốn hiểu rõ chúng. Chỉ báo OBV sẽ giúp bạn đưa ra những nhận định đúng đắn về xu hướng trên thị trường đồng thời điềm báo cho đảo chiều xu hướng. Hãy áp dụng chiến lược của mình cùng với chỉ báo OBV để đạt được lợi nhuận kỳ vọng mà mình đã đặt ra nhé!

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...