Option là gì? Cách giao dịch Hợp đồng quyền chọn hiệu quả

Option hay Quyền chọn là một công cụ phái sinh. Bên cạnh mục tiêu ban đầu là giảm thiểu rủi ro cho các công cụ tài chính cơ sở, giao dịch Option cũng mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Option là gì? Cách giao dịch Hợp đồng quyền chọn hiệu quả

Options (quyền chọn) là gì?

Options (quyền chọn) là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền bán hoặc mua khối lượng tài sản hàng hóa nhất định với một mức giá cụ thể, được xác định tại một thời điểm rõ ràng trong tương lai.

Ví dụ: Ông A viết giấy cho phép ông B mua 100 cổ phiếu CTCP Hoàng Anh gia Lai (HoSE: HAG) với giá 2.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/12/2022, loại giấy đó được gọi là Option Contract.

Bản chất của “quyền chọn” chính là một hợp đồng quyền chọn (Option Contract) cho phép người nắm giữ nó thực hiện quyền của mình hoặc không. Lưu ý rằng, nó là QUYỀN và người nắm giữ không có NGHĨA VỤ phải thực hiện nó.

Như ví dụ kể trên, ông B hoàn toàn có quyền không mua 100 cổ phiếu đó với giá 2.000 đồng/cổ phiếu nếu đến ngày 31/12/2022 ông B thấy giá thị trường của HAG rẻ hơn là 1.700 đồng/cổ phiếu.

Trong thị trường tài chính, Option được thực hiện dựa trên tài sản cơ sở là tiền mã hóa, cổ phiếu, hàng hóa, tỷ giá,… với một tần suất giao dịch cao. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động giao dịch đầu cơ.

Tại Việt Nam, hoạt động giao dịch quyền chọn chưa được phổ biến rộng rãi, chủ yếu được thực hiện qua thị trường OTC. Tuy nhiên, Option Contract cực kỳ thịnh hành trên thế giới vì nó giúp nhà đầu tư phòng tránh rủi ro hiệu quả và đem lại lợi nhuận cực kỳ cao.

Quá trình hình thành Option Market (Thị trường quyền chọn)

Thị trường quyền chọn được hình thành và phát triển qua các cột mốc sau:

  • Đầu thế kỷ XVIII, giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực hiện ở châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường vào những năm đầu này thất bại bởi vì nạn tham nhũng.
  • Vào đầu những năm 1900, Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn đã được thành lập bởi một nhóm công ty.
  • Tháng 4/1973, Chicago Board of Trade (CBOT) thành lập Chicago Board Option Exchange, chủ yếu dành riêng cho trao đổi hợp đồng quyền chọn về cổ phiếu.

Một số loại quyền chọn

Quyền chọn hiện nay được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân loại quyền chọn phổ biến nhất là theo thời gian thực hiện quyền chọn. Bao gồm:

  • Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): là loại quyền chọn cho phép người nắm giữ có thể thực hiện quyền ở bất kỳ thời gian nào trong thời hạn của hợp đồng.
  • Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): là loại quyền chọn mà người nắm giữ chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

Ngoài ra, còn có một số loại quyền chọn đặc biệt khác, như:

  • Quyền chọn kiểu châu Á (Asian option): Kết quả quyền chọn phụ thuộc vào giá trung bình của tài sản cơ sở đạt đến một tỷ lệ nhất định trong thời hạn hợp đồng
  • Quyền chọn “nhìn lại” (Lookback options): Kiểu quyền chọn mà giá lớn nhất hay nhỏ nhất của tài sản cơ sở trong thời hạn hợp đồng sẽ quyết định phần nào lãi, lỗ.
  • Quyền chọn có giới hạn (Barrier option): Việc tài sản cơ sở đạt đến hay vượt qua một mức giá xác định trước sẽ quyết định việc lựa chọn thực hiện quyền.

Các yếu tố cấu thành một Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn hiện nay được cấu thành từ các yếu tố sau:

  1. Loại quyền: Quyền chọn mua (Call Options) hoặc Quyền chọn bán (Put Options).
  2. Khối lượng giao dịch (Volume): Là số lượng tài sản cơ sở.
  3. Tài sản cơ sở: Là bất kỳ một loại tài sản nào trong tài chính, các tài sản cơ sở thường gặp là tiền mã hóa, cổ phiếu, hàng hóa, tỷ giá,..
  4. Ngày đáo hạn (Expiry Date): Ngày đến hạn hoặc sắp hết thời hạn giao dịch được xác định trước trong tương lai.
  5. Kỳ hạn quyền chọn (Duration): Khoảng thời gian được tính từ Ngày ký kết hợp đồng cho đến Ngày đáo hạn.
  6. Giá quyền chọn (Phí quyền chọn – Premium Cost): Là khoản phí mà người nắm giữ cần phải trả cho tổ chức phát hành.
  7. Giá thực hiện (Strike Price): Là giá thỏa thuận trước trên hợp đồng quyền chọn. Khi đến ngày đáo hạn, người nắm giữ và người phát hành sẽ mua bán theo mức giá đó.

Để các bạn dễ hiểu hơn, chúng tôi lấy ví dụ như sau:

Ngày 01/06/2022, ông B mua từ ông A một hợp đồng quyền chọn cho phép ông B mua lại 200kg gạo với giá 15.000đ/kg vào ngày 31/12/2022. Phí quyền chọn là 100.000đ. Các yếu tố cấu thành hợp đồng quyền chọn này:

  • Loại quyền: Quyền chọn mua
  • Khối lượng: 200kg
  • Tài sản cơ sở: Lúa gạo
  • Ngày đáo hạn: 31/12/2022
  • Kỳ hạn:  6 tháng (từ ngày 01/06/2022 đến 31/12/2022)
  • Phí quyền chọn: 100.000đ
  • Giá thực hiện: 15.000đ/kg

Vậy đến ngày 31/12/2022, ông B có quyền mua lại 200kg gạo đó với giá 15.000đ/ký, dù cho giá gạo trên thị trường tại thời điểm đó tăng hay giảm. Nếu không thực hiện quyền, ông B chỉ phải trả mức phí quyền chọn là 100.000đ.

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) cực kỳ gần gũi và phổ biến trong cuộc sống. Nó thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động giao thương, buôn bán và thậm chí là trên thị trường tài chính.

  • Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn là bất kỳ tài sản nào (không cần chuẩn hóa).
  • Options (quyền chọn) chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC. Việt Nam chưa có luật định cụ thể nào về hợp đồng quyền chọn.
  • Người mua không cần phải ký quỹ trước, nhưng phải trả phí hợp đồng.
  • Người nắm giữ có QUYỀN thực hiện quyền chọn, những người phát hành có NGHĨA VỤ thực hiện quyền theo yêu cầu của người nắm giữ.
  • Việc thanh toán có thể diễn ra sau hoặc vào thời điểm hết hạn hợp đồng.
  • Người nắm giữ có thể đóng vị thế bằng cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác ngược lại với vị thế quyền chọn trước đó.

Phí thực hiện quyền chọn

Phí quyền chọn (Premium Cost), hay nói cách khác là giá mua quyền chọn, là khoản tiền mà người nắm giữ phải trả cho người phát hành, đồng thời không thể truy đòi lại khoản này. Đây được xem là thu nhập của người bán để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí khi người nắm giữ thực hiện quyền.

Giá của quyền chọn (Premium Cost) được xác định dựa trên giá trị nội tại và giá trị thời gian. Ví dụ dễ hiểu, sản phẩm có giá trị và thời hạn hợp đồng càng dài thì Premium Cost càng cao và ngược lại. Ngoài các yếu tố đó, phí này còn chịu ảnh hưởng từ cung – cầu của thị trường, lãi suất và thậm chí là dòng tiền của tài sản đó.

Giả sử, phí thực hiện quyền chọn bị tác động bởi ít nhất bốn yếu tố: giá tài sản cơ sở, giá thực hiện, thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn và biến động của thị trường. Quan sát bảng dưới đây để thấy được các tác động khác nhau từ các thành phần này đối với phí thực hiện các quyền chọn mua và bán:

Phí thực hiện quyền chọn muaPhí thực hiện quyền chọn bán 
Giá tài sản tăngTăngGiảm
Giá thực hiện caoGiảmTăng
Thời hạn hợp đồng giảm GiảmGiảm
Mức độ biến độngTăngTăng

Như đã thấy, giá tài sản và giá thực hiện tác động đến phí thực hiện quyền chọn theo cách tỷ lệ nghịch với nhau. Trong khi đó, thời hạn đáo hạn giảm thì cả phí thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán đều giảm. Điều này là do các nhà giao dịch sẽ có xác suất thấp hơn để các hợp đồng diễn ra có lợi cho họ. Mặt khác, phí thực hiện quyền chọn tăng cao khi mức biến động của thị trường lớn. Có thể kết luận rằng, phí thực hiện quyền chọn sẽ thay đổi khi bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Cách hoạt động của giao dịch quyền chọn

Quyền chọn mua (Call Options)

Quyền chọn mua (Call Options) là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, trong đó quy định người mua được quyền MUA một loại tài sản tài chính tại một mức giá đã được thỏa thuận vào một ngày cụ thể (kiểu Châu Âu) hoặc trong thời gian nhất định (kiều Mỹ).

Về cơ bản, người mua luôn muốn phòng ngừa rủi ro còn người bán thì lại nhắm đến lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, khi giao thương sẽ có 2 trường hợp xảy ra tại ngày đáo hạn như sau:

  • Trường hợp 1: Giá thực hiện > Giá thị trường

Trong trường hợp này, người mua sẽ lựa chọn mua với giá thị trường (vì nó rẻ hơn). Khi đó, hợp đồng quyền chọn xem như vô dụng và người mua phải thanh toán phí quyền chọn.

  • Trường hợp 2: Giá thực hiện < Giá thị trường

Ngược lại, nếu giá thực hiện rẻ hơn, người mua sẽ thực hiện quyền chọn mua. Các khoản phí họ phải trả là phí quyền chọn và giá thực hiện theo hợp đồng.

Quyền chọn bán (Put Options)

Tương tự, quyền chọn bán (Put Options) là một hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, quy định người mua quyền chọn bán được quyền BÁN một loại tài sản tài chính với một mức giá đã thỏa thuận ban đầu, vào một ngày nhất định (kiểu Châu Âu) hoặc trong thời gian nhất định (kiều Mỹ).

Tương tự như Call Options, quyền chọn bán (Put Options) cũng có 02 trường hợp diễn ra tại ngày đáo hạn như sau:

  • Trường hợp 1: Giá thực hiện > Giá thị trường

Trong trường hợp này, người mua sẽ lựa chọn bán giá thực hiện. Các khoản phí họ phải trả là phí quyền chọn và giá thực hiện theo hợp đồng.

  • Trường hợp 2: Giá thực hiện < Giá thị trường

Đối với trường hợp này, người mua sẽ bán tài sản ngay trên thị trường và bỏ qua việc thực hiện hợp đồng quyền chọn. Khi đó, người mua cần thanh toán phí quyền chọn cho người bán.

Quyền và nghĩa vụ các bên được thực hiện như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của các bên được tóm tắt như bảng dưới đây:

 Call OptionsPut Options
 Người mua (Buyer Call Options) Người bán (Seller Call Options)Người mua (Seller Put Options)Người bán (Buyer Put Options)
Quyền Mua tài sản cơ sởNhận phí Premium Bán tài sản cơ sởNhận phí Premium 
Nghĩa vụ Trả phí Premium Bán tài sản cơ sởTrả phí Premium Mua tài sản cơ sở

Ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của option

Ví dụ 1: Call Options – Quyền chọn mua

Vào ngày 1/6/2022, một nhà đầu tư mua vào hợp đồng quyền chọn mua (Call Options) cổ phiếu Bank of America (BAC) với số lượng 100 cổ phiếu, ngày đáo hạn vào 31/12/2022 và giá thực hiện là $100. Phí quyền chọn là $2/cổ phiếu.

Trong tình huống này, có 2 khả năng có thể xảy ra tại ngày đáo hạn 31/12/2022 như sau:

  • Giá thị trường của BAC là $110/cổ phiếu

Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền mua theo hợp đồng, mua với giá $100/cổ phiếu. Tổng số tiền nhà đầu tư mua là $100*100=$10.000. Chi phí nhà đầu tư cần trả là 2$*100=200$.

Suy ra tổng chi phí nhà đầu tư thanh toán khi thực hiện quyền chọn là: $10.000+$200=$10.200.

  • Giá thị trường của BAC dưới $100/cổ phiếu

Nhà đầu tư thực hiện mua cổ phiếu trực tiếp ngay trên thị trường. Khi đó, nhà đầu tư cần phải thanh toán phí quyền chọn là: $2*100=$200.

Ví dụ 2: Put Options – Quyền chọn bán

Tương tự như ví dụ trên, đối với quyền chọn bán (Put Options), giao dịch cũng sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:

  • Giá thị trường của BAC là $110/cổ phiếu

Nhà đầu tư sẽ không thực hiện hợp đồng, mà bán trực tiếp trên thị trường với giá $110/cổ phiếu. Tổng số tiền nhà đầu tư bán thu được là $110*100=$11.000. Chi phí nhà đầu tư trả là $2*100=$200.

Suy ra, tổng lợi nhuận mà nhà đầu tư có được khi thực hiện quyền chọn là: $11.000-$200=$10.800.

  • Giá thị trường của BAC dưới $100/cổ phiếu

Nhà đầu tư bán cổ phiếu BAC theo hợp đồng với giá $100/cổ phiếu. Tổng số tiền mà nhà đầu tư có được là $100*100=$10.000. Chi phí nhà đầu tư cần phải trả: 2$*100=$200.

Suy ra, số tiền mà nhà đầu tư có được sau khi thực hiện quyền chọn bán là: $10.000-$200=$9.800.

Ưu nhược điểm của Hợp đồng quyền chọn?

Ưu điểm

Hợp đồng quyền chọn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh tế và giao dịch tài chính. Dưới đây là một số lý lý do chính khiến các nhà đầu tư lựa chọn hợp đồng quyền chọn:

  • Hợp đồng quyền chọn (Option) giúp phòng ngừa rủi ro: Hoạt động tài chính và giao thương luôn tồn tại các rủi ro như rủi ro biến động thị trường, rủi ro tỷ giá,… Với việc thiết lập giá trước, Option Contract là công cụ hạn chế rủi ro cho người mua hiệu quả.
  • Đầu tư quyền chọn mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư: Ngoài chức năng phòng vệ, quyền chọn cho phép nhà đầu tư linh hoạt THỰC HIỆN hay KHÔNG THỰC HIỆN để lựa chọn phương án đạt lợi nhuận cho bản thân, bất chấp biến động của thị trường.
  • Cho phép nhiều giao dịch được thực hiện đồng thời.
  • Cho phép nhiều cách kết hợp và chiến lược giao dịch, với các cơ chế rủi ro/phần thưởng riêng biệt.

Nhược điểm

  • Cơ chế làm việc và tính toán phí hợp đồng đôi lúc phức tạp và khó hiểu.
  • Chiến lược giao dịch tương đối phức tạp hơn khi so sánh với các lựa chọn thay thế thông thường.
  • Mức độ thanh khoản thấp của thị trường quyền chọn thường khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với hầu hết các nhà giao dịch.
  • Giá trị của phí hợp đồng quyền chọn rất biến động và thường có xu hướng giảm khi càng đến gần ngày đáo hạn hợp đồng.

Sự khác nhau giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (Future Contract) là loại hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán tài sản cơ sở tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, với mức giá đã thỏa thuận. Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán.

Vì có nhiều điểm tương đồng với hợp đồng quyền chọn nên nhiều nhà đầu tư thường lẫn lộn chúng với nhau. Vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ những điểm giống và khác giữa hai loại hợp đồng này như sau:

Điểm giống:

  • Đều là chứng khoán phái sinh giúp phòng vệ rủi ro thị trường.
  • Đều có tài sản cơ sở là tiền mã hóa, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,…
  • Nhà đầu tư đều phải trả phí để mua hợp đồng.
  • Hợp đồng đều có thời gian đáo hạn cụ thể.
  • Các nhà đầu tư sẽ thực hiện thanh toán và chuyển giao tài sản với nhau.
  • Nhà đầu tư thực hiện vị thế ngược với vị thế có sẵn để đóng hợp đồng.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánhHợp đồng quyền chọnHợp đồng tương lai
Tính chuẩn hóa– Không chuẩn hóa.

– Được giao dịch với bất kỳ tài sản, khối lượng và giá cả mà hai bên thỏa thuận.

Được chuẩn hóa về tiêu chuẩn như: khối lượng, tài sản cơ sở, giá trị,…
Niêm yết, giao dịchKhông được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC.Được niêm yết và giao dịch rộng rãi trên sàn chứng khoán. 
Bù trừ và ký quỹ– Không phải ký quỹ nhưng người mua cần trả phí quyền chọn. 

– Lãi/lỗ không thể hiện và các khoản đó chỉ được biết khi đến ngày đáo hạn. 

– Phải ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung để đảm bảo khả năng thanh toán. 

– Các vị thế hợp đồng sẽ được bù trừ và hạch toán hằng ngày.

– Nhà đầu tư thường xuyên được biết thông tin về khoản lãi hoặc lỗ của mình.

Quy mô hợp đồngCó quy mô hợp đồng và phụ thuộc vào điều khoản thỏa thuận.Không có quy mô hợp đồng.

Các chiến lược giao dịch quyền chọn cơ bản

Hedging – Phòng ngừa rủi ro

Hedging (Phòng ngừa rủi ro) đối với hợp đồng quyền chọn là chiến lược vô cùng hiệu quả bởi khả năng phòng vệ rủi ro và đạt lợi nhuận lý tưởng. Nhà đầu tư có thể thực hiện nó như sau:

  • Mở lệnh Buy + Mở vị thế “bán quyền chọn mua” hoặc “mua quyền chọn bán”.
  • Mở lệnh Sell + Mở vị thể “bán quyền chọn bán” hoặc “mua quyền chọn mua”.

Ví dụ:

Nhà đầu tư cần mua cặp tiền USD/CHF tại mức giá mong muốn là 0.9670. Để thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro, khi mở vị thế mua, nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn bán với tài sản là cặp tiền USD/CHF tại mức giá 0.9690.

Khi cặp tiền tăng giá mạnh, nhà đầu tư sẽ chốt lời lệnh Sell ngay và bỏ qua quyền chọn bán.

Ngược lại, nếu cặp tiền giảm giá, nhà đầu tư bán cặp tiền với giá đã thỏa thuận là 0.9690 mà hoàn toàn không bị lỗ dù giá rớt mạnh thế nào. Chiến lược này rất hiệu quả, không chỉ giúp nhà đầu tư lãi mà còn giúp các trader giảm thiểu tối đa thua lỗ.

Đầu cơ

Đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua (Bull Call Spread) là một chiến lược tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá cực kỳ quen thuộc của các trader chuyên nghiệp. Chiến lược này hoạt động như sau: Nhà đầu tư mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp X1 và thực hiện bán quyền chọn mua với giá X2 cao hơn cùng khối lượng (trong đó X1 và X2 lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua).

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...

Đọc thêm