PEG là gì? Ưu nhược điểm của Price Earning Growth Ratio
Chỉ số PEG là một chỉ số có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính khi có thể đánh giá được giá trị cổ phiếu cụ thể và chính xác nhất.
Chỉ số PEG là một chỉ số có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính khi có thể đánh giá được giá trị cổ phiếu cụ thể và chính xác nhất. Việc hiểu rõ PEG là gìkhông chỉ giúp các nhà đầu tư đánh giá được tình trạng giá trị cổ phiếu hiện tại. Mà nó còn là công cụ đắc lực trong việc xác định tính ổn định và lợi nhuận lâu dài của cổ phiếu trong tương lai.
Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG còn có một tên gọi khác là Price Earning to Growth hay Price Earning Growth Ratio. Chỉ số này được xác định bằng cách chia tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) cho tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Một chỉ số PEG thấp cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ số PEG để tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp. Bởi những cổ phiếu này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn so với các cổ phiếu được định giá cao hơn. Nếu nắm bắt được điều này, Traders sẽ mua được cổ phiếu đúng với bài toán “mua rẻ – bán đắt” trên thị trường.
Công thức tính PEG thông qua hệ số G và P/E
Sau khi hiểu được khái niệm chỉ số PEG là gì, các nhà giao dịch có thể bắt đầu sử dụng nó để phân tích biến động của một cổ phiếu. Công thức tính chỉ số PEG như sau:
PEG = P/E / G (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS)
Trong đó:
- G là tốc độ tăng trưởng của thu nhập EPS trong tương lai theo dự đoán.
- P/E là chỉ số giá trên thu nhập, phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu hiện tại.
Ví dụ: Giả sử công ty hiển thị chỉ số P/E là 12, EPS dự kiến là 15%. Dựa vào công thức tính PEG ở trên, nhà đầu tư biết được chỉ số PEG là 12/15 = 0,8.
Ý nghĩa khi chỉ số PEG lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng hệ số 1
Mỗi chỉ số trong thị trường chứng khoán đều mang trong mình một ý nghĩa riêng và đều được xây dựng với mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Trong đó, chỉ số PEG được biết là chỉ số được sử dụng để đánh giá giá cổ phiếu so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Ý nghĩa của chỉ số PEG trên thị trường chứng khoán như sau:
- PEG = 1: Tượng trưng cho sự cân bằng giữa giá cổ phiếu và giá trị thực của nó.
- PEG > 1: Dấu hiệu giá cổ phiếu đang được định giá quá cao so với giá trị thực của nó
- PEG < 1: Dấu hiệu giá cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó
Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng nhất về các tình huống này nắm bắt được ý nghĩa cốt lõi của chỉ số PEG. Sanforex.co cung cấp ví dụ sau. Giả sử công ty Y hiện đang hiển thị tỷ lệ P/E = 15, sẽ có 3 kịch bản xảy ra như sau:
- Nếu G = 10%: Trong trường hợp này, chỉ số PEG sẽ là 1,5. Điều này có nghĩa là PEG > 1, cho thấy giá cổ phiếu đang định giá cao hơn so với giá trị thực. Đây là dấu hiệu tích cực để thực hiện hoạt động bán thay vì mua.
- Nếu G = 15%: Trong tình huống này, chỉ số PEG sẽ là 1. Chỉ số PEG bằng 1 cho thấy cổ phiếu được định giá một cách hợp lý so với giá trị thực. Nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch mua bán trong thời gian này.
- Nếu G = 20%: Lúc này, chỉ số PEG sẽ là 0,75, cho biết PEG < 1. Tỷ lệ này cho thấy cổ phiếu đang định giá thấp hơn so với giá trị thực. Chỉ số này là một dấu hiệu tích cực, cho biết các nhà đầu tư có thể xem xét việc mua vào cổ phiếu.
Chỉ số PEG hiển thị bao nhiêu là phù hợp?
Thông qua những đặc điểm về chỉ số FEG vừa kể trên, có thể nhận thấy rằng thời điểm đầu tư sẽ hấp dẫn nhất là khi chỉ số PEG giảm xuống dưới mức 1. Trong giai đoạn này, các Traders có thể quyết định mua cổ phiếu để tìm kiếm nguồn lợi nhuận cao trong tương lai. Theo thời gian, khi giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng lên và chỉ số FEG vượt quá mức 1, việc bán cổ phiếu trở thành một lựa chọn thông minh. Điều này mang về cho trader một khoản lợi nhuận tiềm năng. Lợi nhuận này được hình thành từ sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra, mở ra cơ hội lớn cho trader trong quá trình giao dịch cổ phiếu.
Trường hợp PEG = 1
Khi tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập EPS bằng với tỷ lệ P/E, tức là khi PEG = 1. Điều này cho thấy giá cổ phiếu thị trường đang được định giá hợp lý với tốc độ tăng trưởng được dự kiến. Đây là tình huống mà sự cân bằng giữa giá cổ phiếu và tăng trưởng đang được duy trì.
Trong tình huống này, các nhà đầu tư không nên vội vã mà nên cân nhắc kỹ để thực hiện quyết định mua bán cổ phiếu. Điều này tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì lợi ích không quá hấp dẫn, các Trader cũng có thể xem xét về vấn đề thương lượng để tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong thực tế, trường hợp PEG = 1 hầu như không xuất hiện trên thị trường. Điều này được lý giải là vì giá cổ phiếu thường xuyên biến động vì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự kiện thị trường, tâm lý giao dịch,… Cũng vì lý do này mà chỉ số PEG thường dao động quanh giá trị 1 hoặc bằng giá trị này, bởi nó phản ánh sự biến động và không chắc chắn trong thị trường.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Trường hợp PEG < 1
Trong trường hợp này, việc PEG < 1 có nghĩa là cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường. Đây là cơ hội thích hợp mà Traders nên đầu tư vào cổ phiếu. Với tốc độ tăng trưởng vô cùng cao, các khoản lợi nhuận trong tương lai có khả năng tăng lên đáng kể. Từ đây, có thể kết luận rằng chỉ số PEG càng thấp càng mang lại nhiều ưu điểm hơn cho nhà đầu tư.
Trường hợp PEG > 1
Khi PEG > 1 đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực tế trên thị trường. Trong tình hình này, Traders nên tiếp cận công ty và phân tích nó một cách cẩn trọng để đưa ra chiến lược đầu tư thích hợp nhất. Dựa vào tốc độ tăng trưởng cao như vậy, các nhà đầu tư có thể mong đợi về một khoản lợi nhuận lớn trong tương lai. Trong tình huống này, PEG có giá trị càng thấp sẽ tạo được nhiều điều kiện hơn cho Traders.
Vì sao chỉ số PEG âm? Phương pháp giải quyết trong trường hợp PEG âm
Ngoài những trường hợp như: PEG < 1 và PEG > 1, chỉ số PEG cũng có thể hiển thị tình trạng âm. Trong tình huống như thế này, Traders đang phải đối mặt với một thách thức đầy sức nặng. Vậy chỉ số PEG thể hiện điều gì? Làm thế nào để vượt qua tình hình tài chính với chỉ số PEG âm? Hãy tiếp tục theo dõi những nội dung sau của bài viết để tìm kiếm câu trả lời xác đáng nhất nhé!
Ảnh hưởng từ chỉ số P/E âm
Khi tỷ lệ P/E mang giá trị âm, đây là dấu hiệu thể hiện năng lực kinh doanh thiếu hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ lệ P/E hiển thị chỉ số âm vì bị lợi nhuận ảnh hưởng. Trong trường hợp P/E âm, các nhà đầu tư không thể đánh giá được cổ phiếu hoặc giá trị kinh tế của công ty. Việc đầu tư vào một công ty có P/E âm là một lựa chọn đầy rủi ro, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp không được đảm bảo về khả năng thu lợi nhuận trong tương lai.
Do không thể dự đoán chắc chắn liệu công ty có thể khắc phục được tình trạng này hay không, tốt hơn hết là Traders nên suy nghĩ thật kỹ nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp có chỉ số P/E âm. Nếu quyết định đầu tư, Traders có thể đối mặt với khả năng công ty giải thể và không thể thanh toán cổ tức.
Ảnh hưởng từ hệ số G âm
Bên cạnh chỉ số P/E, chỉ số G âm cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến PEG âm. Những lý do khiến G âm gồm có:
- Các doanh nghiệp mới thường phải trải qua giai đoạn khó khăn và không ổn định khi họ mới bắt đầu hoạt động.
- Công ty có thể phải đối mặt với khó khăn tạm thời do biến động kinh tế hoặc tình hình vĩ mô không thuận lợi, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng và G âm.
- Các sự thay đổi trong ngành, mô hình kinh doanh và cạnh tranh từ đối thủ mạnh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của công ty và đưa G vào giá trị âm.
- Những vấn đề nội bộ như thiếu hiệu quả trong chiến lược kinh doanh, vấn đề trong quản lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và G.
Khi G âm cho thấy mức độ rủi ro cao hơn của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu những vấn đề ảnh hưởng đến G trong tình huống này. Đồng thời cũng nên theo dõi và đánh giá tốc độ tăng trưởng của G trong thời gian tới để phân tích đầu tư chính xác hơn. Thường thì chỉ số G của doanh nghiệp sẽ phản ánh chính xác nhất trong khoảng 3 – 5 năm.
Những điều nên biết khi sử dụng PEG trong thị trường tài chính
Khi áp dụng chỉ số PEG, Traders cần đặc biệt tập trung và chú ý thị trường nếu muốn thành công và nhận lợi nhuận. Để tận dụng hết tiềm năng của PEG, nhà giao dịch cần phải nắm chắc công thức tính PEG và thực hiện tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng để xác định được một kết quả chính xác nhất. Dưới đây là đặc điểm mà Traders nên tìm hiểu khi áp dụng PEG:
- PEG là một chỉ số định giá mang đến những kết quả tương đối. Do đó, việc kết hợp nó cùng những chỉ số khác là điều đặc biệt quan trọng. Sự kết hợp của nhiều chỉ số khác nhau mang lại kết quả chính xác hơn, giúp nhà giao dịch tiếp cận được mức độ tiềm năng của những cổ phiếu nhất định. Đồng thời cũng đánh giá được khả năng kinh doanh của các công ty trong dài hạn.
- Ước tính tốc độ tăng trưởng là một nhiệm vụ khó khăn. Vì vậy, con số tốc độ tăng trưởng thực tế so với con số dự đoán không bao giờ trùng khớp 100%. Cũng chính vì sự sai lệch trong dự đoán tốc độ tăng trưởng này mà không thể đưa ra nhận định chính xác về thị trường khi sử dụng FEG.
- Khi sử dụng PEG, yếu tố quan trọng nhất là chỉ nên phân tích cổ phiếu. Traders cần phân tích cổ phiếu trong dài hạn, ít nhất là từ 3 năm trở lên. Mặc dù thời gian này có vẻ dài, nhưng chỉ số phân tích này sẽ mang đến cho Traders những góc nhìn toàn cảnh nhất về thị trường.
- Nếu giá trị PEG quá cao, nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư vào cổ phiếu. Tốt nhất la Traders chỉ nên quan sát và tạm ngừng đầu tư trong khoảng thời gian này. Bởi giá trị PEG cao cho thấy một rủi ro đầu tư tiềm ẩn.
Hướng dẫn trader những mẹo nhỏ để tìm kiếm hệ số G chuẩn xác nhất
Các nhà đầu tư thị trường không thể nào xác định được hệ số G một cách tuyệt đối. Điều này là một điều hiển nhiên, bởi G là tỷ lệ thể hiện tốc độ tăng trưởng của thị trường trong tương lai. Và với môi trường liên tục biến động của thị trường, không ai có thể khẳng định chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ biến động tích cực hay tiêu cực trong thời gian tới. Sự không chắc chắn này đặt ra một thách thức lớn cho các nhà giao dịch và yêu cầu Traders phải đánh giá cẩn thận hệ số G khi quyết định đầu tư.
Để tìm kiếm hệ số G chính xác hơn, Traders có thể tìm hiểu qua một số phương pháp sau:
- Nhà đầu tư không thể tính toán tỷ lệ tăng trưởng cổ phiếu với kết quả tuyệt đối. Vì vậy, để giao dịch an toàn, hãy hạn chế giao dịch với những cổ phiếu thường xuyên biến động tăng/giảm trên thị trường. Thay vào đó, Traders có thể tập trung đầu tư vào các công ty và ngành nghề không có quá nhiều biến động để dự đoán triển vọng trong tương lai.
- Nếu tỷ lệ G của cổ phiếu đang nằm ở ngưỡng quá cao, nhà đầu tư nên xem xét kỹ trước khi đầu tư. Ví dụ, lĩnh vực công nghệ đang có tốc độ tăng trưởng cổ phiếu đạt đến 50%/năm. Trong trường hợp này, P/E = 50 được coi là giá trị phù hợp. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ tăng trưởng (G) là 50%, Traders hoàn toàn có thể yên tâm vì cổ tức của doanh nghiệp có thể được chi trả trong thời gian dài.
- Khi xem xét tốc độ gia tăng thu nhập và tăng trưởng của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên xem xét trong thời gian dài hạn (khoảng 3 – 5 năm).
- Một điều quan trọng khi giao dịch là tìm hiểu các chỉ số quản lý tài chính như: lợi nhuận, doanh thu và chi phí của công ty. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng thêm các chỉ số khác, điển hình như chỉ số ROE.
- Nhà đầu tư phải đánh giá được năng lực kinh doanh hiện tại của công ty, xem xét công ty đang phát triển bền vững hay chỉ bùng phát lợi nhuận trong một thời gian ngắn.
- Nếu trader không có nhiều kiến thức về doanh nghiệp, họ không nên đầu tư vào cổ phiếu có tỷ lệ giá quá cao so với tổng thu nhập. Chẳng hạn, tỷ lệ giá trên thu nhập vượt quá 20 là một tình huống đầu tư mà Traders nên tránh. Nếu vẫn muốn tham gia giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư nên kết hợp thêm các phương pháp khác rồi mới đưa ra quyết định.
Từ những nội dung trên, có thể thấy việc hiểu rõ chỉ số PEG là gì là điều cần thiết. Trong thế giới đầu tư hiện nay, chỉ số này được xem là một chỉ số toàn năng khi hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận cổ phiếu thị trường chính xác nhất. Tuy nhiên, PEG vẫn còn rất nhiều đặc điểm chưa được hoàn thiện và thiếu sót trong việc cung cấp thông tin. Do đó, các nhà đầu tư nên sử dụng thêm những công cụ kỹ thuật khác để đảm bảo quyết định giao dịch của mình chính xác nhất.