Phương pháp giao dịch Forex đảo chiều dựa trên phân kỳ MACD
Giao dịch phân kỳ là một trong những chiến lược giao dịch được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp ưa thích sử dụng và ngày càng được rất nhiều trader hiện nay áp dụng hiệu quả và thành công trong giao dịch thị trường tài chính như chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử và forex.
Phân kỳ MACD là gì?
Phân kỳ xảy ra khi thị trường tạo đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn nhưng chỉ báo MACD lại cho tín hiệu ngược lại. Có 2 loại Phân kỳ đó là Phân kỳ thường và Phân kỳ ẩn. Trong đó Phân kỳ thường được dùng để giao dịch đảo chiều và Phân kỳ ẩn được dùng để giao dịch tiếp diễn xu hướng.
Trong chiến lược phân kỳ hôm nay, chúng ta sẽ sử dụng Phân kỳ thường để giao dịch. Tuy nhiên, Trader cần lưu ý trong chiến lược đó là chúng ta sẽ tìm kiếm sự Phân kỳ xảy ra ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng để tăng khả năng đảo chiều của thị trường.
Khi phân kỳ xuất hiện ở kháng cự, giá đã đảo chiều mạnh sau đó. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết chiến lược nhé.
Khung thời gian: Nên tập trung giao dịch ở 2 khung H1 và H4.
Cặp tiền tệ: Chiến lược hoạt động tốt trên hầu hết các cặp tiền. Tuy nhiên Trader nên tập trung nhiều hơn vào các cặp chính.
Nguyên tắc giao dịch theo phân kỳ MACD
✔ Đối với tín hiệu BUY
Trước tiên, giá cần nằm ở ngưỡng hỗ trợ quan trọng để tạo tín hiệu phân kỳ. Bất kỳ phân kỳ tăng giá nào được hình thành ở một vùng giá ngẫu nhiên đều không đem lại kết quả tốt.
Bước tiếp theo chúng ta kiểm tra chỉ báo MACD. Nếu thấy Histogram của MACD hình thành như hình bên dưới, đó là chuyển xuống dưới đường số 0 (hay còn gọi là Negative) sau đó chuyển lên đường số 0 sau đó lại chuyển xuống dưới đường số 0 (Negative). Viết tắt là NPN, nếu histogram hình thành như vậy thì lúc này chúng ta có thể tìm điểm để vào lệnh.
Sau khi hình thành phân kỳ, chúng ta đợi nến đảo chiều tăng giá để tham gia giao dịch ngay khi nến đó đóng cửa.
Điểm dừng lỗ được đặt bên dưới nến đảo chiều khoảng 10 đến 15 pip.
Điểm chốt lời đầu tiên sẽ ở tỷ lệ RR 1:1, bạn sẽ đóng 50% khối lượng khi giá đạt mức này rồi chuyển dừng lỗ về huề vốn. Điểm chốt lời tiếp theo sẽ ở tỷ lệ RR 1:2, hoặc bạn có thể thoát lệnh khi thấy giá đạt ngưỡng kháng cự và có dấu hiệu quay đầu giảm.
Tuy nhiên, nếu thị trường có động lượng tốt thì bạn nên giữ lệnh hoặc mở rộng điểm chốt lời. Nếu giá cho thấy áp lực tăng giá mạnh mẽ gần với ngưỡng kháng cự và có thể phá vỡ nó để tạo đỉnh mới, lúc này bạn nên mở rộng điểm chốt lời của mình.
✔ Đối với tín hiệu SELL
Tương tự, trước tiên, giá cần nằm ở ngưỡng kháng cự quan trọng để tạo tín hiệu phân kỳ. Bất kỳ phân kỳ giảm giá nào được hình thành ở một vùng giá ngẫu nhiên đều không đem lại kết quả tốt.
Bước tiếp theo chúng ta kiểm tra chỉ báo MACD. Nếu bạn thấy Histogram của MACD hình thành như hình bên dưới, đó là chuyển lên phía trên đường số 0 (hay còn gọi là Positive) sau đó chuyển xuống đường số 0 sau đó lại chuyển lên trên đường số 0 (Positive). Viết tắt là PNP, nếu histogram hình thành như vậy thì lúc này chúng ta có thể tìm điểm để vào lệnh.
Sau khi hình thành phân kỳ, chúng ta đợi nến đảo chiều giảm giá để tham gia giao dịch ngay khi nến đó đóng cửa.
Điểm dừng lỗ được đặt bên trên nến đảo chiều khoảng 10 đến 15 pip.
Điểm chốt lời đầu tiên sẽ ở tỷ lệ RR 1:1, bạn sẽ đóng 50% khối lượng khi giá đạt mức này rồi chuyển dừng lỗ về huề vốn. Điểm chốt lời tiếp theo sẽ ở tỷ lệ RR 1:2, hoặc bạn có thể thoát lệnh khi thấy giá đạt ngưỡng hỗ trợ và có dấu hiệu bật tăng lên.
Tuy nhiên, nếu thị trường có động lượng tốt thì bạn nên giữ lệnh hoặc mở rộng điểm chốt lời. Nếu giá cho thấy áp lực giảm giá mạnh mẽ gần với ngưỡng hỗ trợ và có thể phá vỡ nó để tạo đáy mới, lúc này bạn nên mở rộng điểm chốt lời của mình.
Đây là chiến lược có nguyên tắc đơn giản nhưng nếu tìm được ngưỡng kháng cự hỗ trợ đủ mạnh thì Trader sẽ bắt được con sóng đảo chiều mạnh mẽ và kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ chiến lược này. Hãy duy trì tỷ lệ R:R tốt để luôn tạo ra lợi nhuận.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư