Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh

Hiểu đơn giản thế này: Bạn dự đoán Gold (XAU/USD) sẽ tăng giá, bạn vào 1 lệnh BUY.

Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh
💡

- Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Hiểu đơn giản thế này: Bạn dự đoán Gold (XAU/USD) sẽ tăng giá, bạn vào 1 lệnh BUY. Giá giảm, càng giảm bạn càng BUY, thậm chí giao dịch với khối lượng càng lớn. Chỉ cần giá Vàng hồi (tăng trở lại), tài khoản của bạn sẽ hòa vốn ban đầu hoặc thậm chí có lợi nhuận.

Trong giao dịch Forex, tôi gọi hành động trên chính là: Gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá.

Đương nhiên, những ai có kinh nghiệm trên thị trường Forex đều hiểu: Cách quản lý vốn như trên chính là tự sát. Nhưng vì tôi từng chứng kiến 1 số người kiếm được tiền từ phong cách quản lý vốn này, nên tôi sẽ viết lại và chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về nó.

Gồng lỗ, nhồi lệnh là gì?

Đây là phong cách quản lý vốn không đặt Stop Loss (SL). Đơn giản là vì: Khi giá đi ngược với dự đoán, bạn sẽ tiếp tục vào lệnh để trung bình giá. Đến khi đúng, giá hồi về, tài khoản của bạn hòa vốn hoặc có lãi thì dừng lại.

Ví dụ từng trường hợp:

Trường hợp 1: Trung bình giá giảm, gồng lỗ và nhồi lệnh BUY

Vào lệnh BUY, giá giảm, không cắt lỗ. Giá càng giảm, tiếp tục mở thêm các giao dịch BUY. Đến khi giá hồi về (tăng trở lại), đóng hết tất cả các lệnh giao dịch BUY.

Trường hợp 2: Trung bình giá tăng, gồng lỗ và nhồi lệnh SELL

Ngược lại, càng giảm càng SELL, đợi giá tăng trở lại, đóng hết tất cả các lệnh giao dịch.

Giao dịch với cách quản lý vốn gồng lỗ

Vấn đề lớn nhất của cách quản lý vốn gồng lỗ, nhồi lệnh để bình quân giá chính là: Khi nào bạn sẽ vào lệnh để nhồi và khối lượng nhồi lệnh là bao nhiêu? Đây là 1 trường hợp cụ thể.

Điều kiện: Cặp tiền XAU/USD, giao dịch và nhồi lệnh dựa trên chỉ báo Fibonacci.

Ví dụ: Giá Vàng đang trên đà giảm (Downtrend – biểu đồ ngày). Những gì tôi cần làm là chờ giá hồi để vào 1 lệnh SELL. Đương nhiên, với cách quản lý vốn gồng lỗ nhồi lệnh thì lệnh SELL này tôi sẽ không đặt Stop Loss.

Ngay sau khi tôi vào lệnh SELL, giá liên tục tăng. Giờ là lúc tôi dùng Fibonacci hồi quy để xác định những vùng giá vào lệnh SELL tiếp theo, bắt đầu quá trình gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá.

Tiếp tục mở 2 lệnh SELL Gold (XAU/USD) tại 2 mốc Fibo 38.2 và Fibo 50. Cuối cùng, khi giá giảm trở lại và tài khoản hòa vốn, tôi đóng cả 3 lệnh SELL này.

ách quản lý vốn của EA (bot auto giao dịch)

Gồng lỗ và nhồi chính là 1 trong những cách giao dịch của EA (hay còn được gọi là bot Trading – tự động giao dịch theo set up cho trước). Cá nhân tôi từng gặp nhiều trường hợp sử dụng EA để kiếm tiền rất thành công trên thị trường này.

Có nhiều phương pháp sử dụng EA có điểm Chốt lời (Take Profit), nhưng không có điểm dừng lỗ (Stop Loss). Ví dụ như cách giao dịch đơn giản bên dưới đây:

EA nhồi lệnh, duy nhất 1 cặp tiền EUR/USD.

BUY và SELL EUR/USD. Nhìn hình bạn sẽ hiểu, tất cả các lệnh chỉ có Take Profit (điểm TP) chứ không đặt Stop Loss (SL).

Giá càng giảm, EA sẽ gồng lỗ và nhồi thêm các lệnh BUY với volume giao dịch càng to, kéo điểm TP giảm xuống. Chỉ cần giá hồi về chạm TP, lệnh sẽ được đóng tất cả.

Đương nhiên, cách này chỉ dùng được cho 1 số cặp tiền nhất định, đồng thời, vốn giao dịch cũng phải nhiều để gồng lỗ. Nhưng chung quy, cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn được xem là 1 cách kiếm tiền trên thị trường Forex.

Đánh giá cách quản lý vốn gồng lỗ, nhồi lệnh

Bỏ qua những điều trên đi vì cơ bản đó chỉ là viết, là nói, là đàm binh trên giấy. Còn khi bạn sử dụng cách quản lý vốn này để giao dịch thực tế trên thị trường. Chắc chắn, không sớm thì muộn, tài khoản của bạn sẽ cháy.

Tôi sẽ đánh giá chi tiết cách quản lý vốn gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá. Bạn cần phải đọc, để tránh rủi ro cho bản thân sau này.

Trạng thái tài khoản

Tôi thường chia trạng thái tài khoản khi giao dịch Forex thành 5 loại:

(i) Thua lỗ lớn (Có thể là cháy tài khoản)

(ii) Thua lỗ nhỏ

(iii) Hòa vốn

(iv) Thắng nhỏ

(v) Thắng lớn

Với cách quản lý vốn gồng lỗ và nhồi lệnh, tài khoản của bạn chỉ có thể rơi vào 4 trạng thái từ: (i) đến (iv).

Lý do: Mọi trader khi gồng lỗ đều chỉ mong “về bờ”, nghĩa là tài khoản càng nhanh chóng hòa vốn càng tốt. Vậy nên, nếu may mắn bạn sẽ chỉ hòa vốn hoặc thắng nhỏ, ngược lại, nếu không may mắn, tài khoản bạn sẽ “cháy sạch”.

Yếu tố tâm lý

Tại sao bạn gồng lỗ?

Là vì chiến thuật giao dịch của bạn hay vì bạn sợ mất tiền. Các Trader non kinh nghiệm hoặc Newbie đều nghĩ thế này: Không cắt lệnh nghĩa là vẫn chưa mất tiền. Thị trường xuống rồi sẽ lên, lên rồi sẽ xuống, trước sau gì cũng huề vốn.

Thế là, bạn ôm 2 tâm lý: Sợ mất tiền và hy vọng. Lúc này, tiền của bạn sẽ do thị trường quyết định, bạn không còn nắm sự chủ động trong tay mình nữa. Đương nhiên, Mr.Market (ngài thị trường) không bao giờ bỏ qua những con mồi ngon ăn như bạn đâu.

Yếu tố thị trường

“Ngược xu hướng + gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá = tự sát”.

Nếu bạn trải qua rồi, khi tôi viết công thức trên bạn sẽ hiểu. Đôi ba lần bạn may mắn thì không sao, nhưng nếu bạn lập đi lập lại công thức trên nhiều lần, thì đó là tự bạn giết bạn. Đây là 1 trường hợp cụ thể:

Đầu tháng 11/2020, sự kiện bầu cử Tổng Thống Mỹ. Đây là 1 tài khoản SELL Gold, Gồng lỗ và tiếp tục SELL Gold. Thậm chí, chủ tài khoản còn nạp thêm tiền để tiếp tục SELL. Kết quả: Mất sạch gần 30,000$ chỉ trong 2 ngày.

Kết luận

Một loại cảm xúc tiêu cực trong Trading: Nỗi sợ mất tiền và tâm lý hi vọng giá sẽ hồi về để có thể hòa vốn. Bạn sẽ không làm được việc gì khác ngoài chuyện canh giá, lúc nào cũng dán mắt vào MT4 hoặc các phần mềm giao dịch.

Nếu bạn dùng cách này cho BOT trading (phần mềm EA), tôi không có ý kiến. Nhưng nếu chính bản thân bạn sử dụng cách quản lý vốn gồng lỗ nhồi lệnh và trung bình giá thì tôi tin không sớm thì muôn tài khoản của bạn cũng ra đảo mà thôi.

Hi vọng bạn sớm được trải nghiệm cảm giác này!

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây
Loading...

Đọc thêm