ROF là gì? Các dạng ROF thường gặp trên thị trường hiện nay
ROF là gì? ROF là một thuật ngữ được giới trader dùng khá phổ biến khi phân tích thị trường và các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là những người mới tìm hiểu về lĩnh vực này thì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.
ROF là gì? ROF là một thuật ngữ được giới trader dùng khá phổ biến khi phân tích thị trường và các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là những người mới tìm hiểu về lĩnh vực này thì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Vậy ROF là gì? Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng tìm hiểu về ROF cũng như các dạng ROF thường gặp trên thị trường hiện nay để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!
Thuật ngữ ROF là gì?
ROF trong thị trường tài chính là từ viết tắt của ReEstablish Order Flow. Thuật ngữ này ám chỉ quá trình tái thiết lập lại cơ cấu thị trường hoặc dòng chảy giao dịch Order Flow.
Để dễ hiểu hơn, các bạn hãy nghĩ đến việc nếu một sự việc nào đó kéo dài quá lâu sẽ khiến sự việc đó trở nên nhàm chán, lâu dần sẽ mất đi động lực để sự việc ấy tiếp tục tồn tại. Và giá cả hay xu hướng thị trường cũng tương tự vậy. Một khi đã kéo quá dài, Liquidity – động lực để tiếp tục xu hướng sẽ dần cạn kiệt đi, giá cả cũng từ đó bị ảnh hưởng và không thể di chuyển tiếp tục về vùng mà Bigboy kỳ vọng.
Lúc này, nếu thị trường vẫn mong muốn kéo dài xu hướng thì dòng tiền Order Flow phải được tái thiết lập để tạo ra các vùng cung cầu mới cũng như các cấu trúc Minor, Major, CHOCH và BOS mới. Và cứ như thế sẽ tạo ra vòng lặp Sweep Liquidity, từ đó tạo ra BOS/CHOCH và Swing Structure lại tiếp tục diễn ra.
Từ biểu đồ minh họa ở hình trên, ta có thể thấy khi thị trường đang có xu hướng tăng, đồng thời tạo ra BOS thông qua các đỉnh high Swing thì sức mạnh cũng như động lực của giá đã giảm đi đáng kể làm cho giá cả không thể tăng cao như kỳ vọng được.
Tại thời điểm này, một cây nến Marubozu phản xu hướng mạnh dường như kéo trở lại vùng cầu trong nỗ lực khôi phục tính thanh khoản của thị trường. Vậy liệu ai có đủ can đảm để thực hiện lệnh bán với khối lượng lớn như vậy khi xu hướng tăng? Và tất nhiên, không ai đủ can đảm để bắt một con dao đang rơi và tạo động lực mới trong tình huống này cả.
Đây là động thái của Bigboy nhằm thiết lập lại cấu trúc của Swing. Cũng trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy rằng chỉ có các cấu trúc Minor xuất hiện từ giá khi bắt đầu xu hướng và không có cấu trúc Major nào xuất hiện cả. Điều này cho chúng ta thấy không có dấu hiệu nào thể hiện dòng tiền thông minh đang chảy vào thị trường.
Nếu Smart Money Concept hiện diện thì cũng là thời điểm mà các SMC trader sẽ hành động.
Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy có một xu hướng giảm khá rõ ràng khi cấu trúc thứ cấp Minor xuất hiện và theo phương pháp giao dịch đã thống nhất ở bài viết trước, bạn chỉ giao dịch khi sóng cấu trúc swing thực sự mạnh, điều này có nghĩa là tạo ra cấu trúc chính Major hoặc tạo ra Strong High hoặc Strong Low.
Trong trường hợp con sóng tiếp tục kéo dài đồng thời trở về các vùng POI đã timing ở đầu xu hướng thì chúng ta sẽ làm gì? Không lẽ chúng ta cứ để con sóng lớn kia trôi qua đi đầy tiếc nuối hay sao?
Đáp án cho câu hỏi này đó chính là hãy chờ đợi cho đến khi ROF xuất hiện. Một khi quá trình ROF diễn ra, Swing Structure sẽ được tái thiết lập. Lúc này, việc các bạn cần làm đó chính là mạnh dạn bơi theo xu hướng của nó. Đây chính là kỹ thuật Follow Trend mà rất nhiều người đang áp dụng hiện nay.
Tóm lại, ROF chính là quá trình tái thiết lập hay nói cách khác là củng cố sức mạnh cho Order Flow để xu hướng được tiếp tục diễn ra. Lưu ý, ROF chỉ xuất hiện khi trước đó cấu trúc thị trường chỉ tồn tại các Minor. Bên cạnh đó, ROF còn là biểu hiện cho sự gia nhập của dòng tiền thông minh vào thị trường.
Vậy ROF có các dạng như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở ngay dưới đây!
Một số dạng ROF thường gặp trên thị trường hiện nay
ROF có bao nhiêu loại? Các dạng phổ biến trên thị trường hiện nay của ROF là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu ở phần sau của bài viết nhé!
Sử dụng công cụ Premium/ Discount để xác định ROF
Đây là dạng ROF được xác định bằng công cụ trực quan PD và được xem là dạng ROF đơn giản nhất. Bên cạnh việc kiểm tra sức mạnh của các Order Flow thì công cụ này cũng có thể được dùng để xác định xem liệu một con sóng đã được thiết lập lại hay chưa.
Cách xác định ROF bằng PD khá đơn giản:
- Trường hợp xu hướng tăng: con sóng chỉ được xem là đã ROF khi nó trở về vùng giá Discount sau tín hiệu BOS pullback.
- Trường hợp xu hướng giảm: con sóng chỉ được xác định là đã ROF khi nó trở về vùng giá Premium sau khi có tín hiệu BOS pullback.
Lưu ý rằng, chúng ta bắt buộc phải tạo BOS để xác nhận quá trình ROF đã diễn ra sau khi giá cả quay trở về vùng Discount hoặc Premium.
Chi tiết diễn biến của quá trình ROF xuất hiện trên biểu đồ USD/CHF khung H4 như sau:
Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu từ vùng màu vàng nhạt cũng là vùng xu hướng bắt đầu giảm:
- Sau khi sử dụng công cụ PD, chúng ta có thể thấy khi BOS giá đã được tạo thì một cấu trúc Minor xuất hiện và chưa hồi trở về vùng giá Premium.
- Theo như lý thuyết đã được học, đây là giai đoạn mà các bạn không nên tiến hành bất cứ giao dịch nào. Hẳn các bạn sẽ khá tiếc nuối khi xu hướng đã kéo dài nhưng lại không có bất cứ dữ liệu nào để có thể giao dịch ở giai đoạn này.
Tiếp theo, chúng ta đến với vùng màu xanh nhạt, đây là vùng tiếp diễn của xu hướng giảm:
- Khi đáy Weak Low được tạo ra thì thị trường cũng xuất hiện đỉnh Minor. Nếu lúc này các bạn thực hiện giao dịch với đỉnh Minor thì bạn đã bị Stoploss bởi giá đã đi qua Minor một khoảng khá xa và hình thành nên một CHOCH ngược hướng.
- Khi đỉnh Strong High được tạo ra thì lúc này chính là bước đệm để quá trình ROF tạo ra CHOCH qua đỉnh Major dù rằng giá chưa hồi về Premium của cả con sóng lớn trước đó.
- Tại đây, chúng ta hãy cùng quan sát kỹ về phản ứng của giá: khi giá giảm và chạm vào cạnh dưới của Range, lúc này giá sẽ hồi dần về vùng Premium của con sóng tạo ra Swing High, sau đó nó sẽ tiến hành BOS qua Range. Khi ấy, quá trình ROF đã hoàn thành và các bạn có thể bắt đầu giao dịch khi giá đã hồi về vùng Premium.
Cuối cùng, chúng ta hãy cùng quan sát vùng giá màu xám – quá trình tái thiết lập ROF với mô hình 2 đỉnh của xu hướng giảm:
- Sau khi hồi về vùng Premium tại khoảng giá màu xanh nhạt thì giá đã tiến hành tạo BOS. Tuy nhiên, giá lúc này lại không di chuyển quá nhiều.
- Giá cả bắt đầu di chuyển ngang và hình thành nên Trading Range song vẫn tuân thủ theo cấu trúc tạo bởi Strong High trước đó và không trở về vùng giá Premium.
- Lúc này, dấu hiệu nhận biết đó chính là mô hình 2 đỉnh xu hướng giảm đã hình thành với 2 EQH bằng nhau. Ở giai đoạn này, do thị trường đã dần cạn kiệt thanh khoản để có thể vận động theo bất kỳ xu hướng nào nên mô hình giá lúc này thường ẩn chứa rất nhiều quá trình Sweep Liquidity của Bigboy.
- Tại khoảng cuối của vùng giá màu xám này, lúc này mô hình 2 đỉnh đã được xác định tạo nên từ hành động Sweep Liquidity qua 2 EQH đồng thời chạm vào vùng giá Premium.
- Đây chính là lúc kết thúc quá trình ROF ở giai đoạn này. Bây giờ, các bạn có thể thực hiện lệnh bán theo xu hướng giảm như những gì đã được học về mô hình 2 đỉnh.
Từ việc phân tích các diễn biến của thị trường từ lúc bắt đầu xu hướng giảm cho đến khi quá trình tái thiết lập cấu trúc ROF xuất hiện, ta có thể thấy được mối liên hệ vô cùng chặt chẽ của hệ thống kiến thức SMC. Do đó, chúng ta cần nắm vững chuỗi liên kết đó và xâu chuỗi chúng lại với nhau. Có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu rõ được những phản ứng của thị trường tại thời điểm giao dịch.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dạng còn lại của ROF cũng như những đặc điểm của chúng là gì nhé!
Quá trình tái thiết lập ROF cấu trúc Minor
Khi có những tin tức mới được công bố khiến giá cả thị trường tăng giảm đột ngột thì đây là lúc ROF tái thiết lập cấu trúc Minor xuất hiện. Lý do là bởi vì lúc này thị trường sẽ phải đối mặt và phản ứng ngay lập tức mà không hề có sự chuẩn bị, tích lũy hay phân phối nào.
Khi đối mặt với những điều bất ngờ đó, tâm lý thị trường có thể trở nên hoang mang hoặc cũng có thể trở nên hưng phấn cực độ. Lúc đó, giá cả sẽ di chuyển cực nhanh đồng thời cường độ di chuyển cũng cực mạnh khiến quá trình ROF chỉ có thể tác động đến một phần của cấu trúc Minor bằng hình thức IDM.
Có thể thấy, loại ROF này được hình thành có phần gấp gáp, vội vã, chạy theo hiệu ứng đám đông. Do đó, sức mạnh của nó cũng có phần yếu hơn các dạng ROF còn lại. Cụ thể, dạng ROF này được chia thành 3 hình thức chính như sau:
Nếu quan sát kỹ, các bạn sẽ thấy dạng ROF thứ nhất IDM không đi qua đỉnh hoặc đáy của Minor mà nó lại quét qua đỉnh hoặc đáy của con sóng Internal gần nhất hình thành ngay sau Minor. Đây là một dạng ROF đặc biệt và có phần giống với các mô hình Liquidity.
Còn đối với dạng ROF thứ 2 và thứ 3 thì đây chính là mô hình Flipzone mà chúng tôi đã đề cập đến ở những bài viết trước đó.
Sau khi IDM đã tạo BOS thành công, đồng nghĩa với việc quá trình ROF đã hoàn thành. Bây giờ, các bạn hoàn toàn có thể trade theo xu hướng thoải mái (follow trend).
Cùng xem qua biểu đồ về quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor dưới đây:
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn và cùng phân tích con sóng giảm từ đỉnh A của biểu đồ. Có thể thấy, khi xu hướng giảm xuất hiện và đi đến điểm Weak Low đầu tiên, giá cả đã được pullback tạo nên cấu trúc Minor. Do đặc tính sóng Minor khá nhỏ và yếu, không thể đi xa được nên nó cần phải được tái thiết lập.
Sau khi BOS qua Weak Low đầu tiên được tiến hành thì xu hướng giảm của thị trường sẽ dừng lại tại Weak Low B, đồng thời tiến hành pullback về lại Strong High C. Đây chính là lúc IDM thực hiện hành động dùng thân nến để quét qua đỉnh IDM để đánh dấu.
Khi quá trình trên thành công, giá cả sẽ tiếp tục tạo ra BOS qua điểm Weak Low B. Lúc này, chúng đã chính thức hoàn thành quá trình tái thiết lập ROF. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điểm nhỏ sau: tuy giá cả có hành động hồi nhỏ sau khi chạm qua điểm B nhưng đây không phải là quá trình ROF hoàn chỉnh bởi nó chưa tiến hành BOS.
Theo lý thuyết thì đến đây việc các bạn cần làm đó là chờ giá hồi trở về vùng Premium của con sóng Swing Structure tạo ra BOS, đồng thời thực hiện Bán xuống theo xu hướng giảm của thị trường.
Tiếp theo, cũng tại biểu đồ AUDUSD của khung D1, chúng ta hãy cùng xem xét quá trình giá cả tuân thủ các cấu trúc đã tạo thành của ROF.
Biểu đồ cho thấy giá cả tuân thủ theo quá trình ROF cấu trúc Minor
Ở khoảng giảm đầu của con sóng, ta có thể thấy sau khi tạo Weak Low và IDM như ví dụ minh họa trước thì thị trường cũng thực hiện pullback về vùng Premium của sóng Swing, sau đó mới tiếp tục đến xu hướng giảm.
Ở khoảng diễn biến tiếp theo, giá cả của thị trường cũng diễn ra tương tự như ở giai đoạn đầu của xu hướng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây đó là giá cả không thể quay trở về vùng giá Premium ngay lập tức sau khi tạo BOS mà nó phải trải qua quá trình sideway hình thành mô hình 2 EQH nhằm rút cạn thanh khoản của thị trường.
Trong suốt quá trình diễn ra sideway, ta có thể thấu cấu trúc không hề bị Mitigate mà luôn tuân thủ đúng nguyên tắc đã được đề ra. Khi Liquidity của thị trường đã bị rút cạn, giá cả vẫn tiếp tục giảm tạo ra BOS, quá trình ROF cũng đã hoàn tất và kết thúc.
Quá trình tái thiết lập ROF cấu trúc Major
Khi thị trường diễn biến quá dài và xu hướng đã dần cạn kiệt đi động lực thì ROF tái thiết lập cấu trúc Major sẽ xuất hiện. Giờ đây, các đỉnh Minor nhỏ bé không còn đủ sức mạnh để có thể tái tạo thanh khoản cho thị trường. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp khi dạng ROF tái thiết lập cấu trúc Major xảy ra như sau:
- Khi cấu trúc Major bị phá vỡ thì thị trường sẽ bị đảo chiều.
- Sau khi kết thúc quá trình ROF sẽ xảy ra một con sóng lớn với biên độ cực mạnh để tiếp diễn xu hướng.
Đối với cấu trúc Major, cũng tương tự như trong trường hợp quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor, chúng ta sẽ có 2 dạng tái thiết lập thường gặp đó là quét qua râu nến hoặc qua thân nến Major. (Trong trường hợp này, chúng ta không cần quan tâm đến màu sắc của cây nến là gì).
Xét về bản chất thì các vùng Major này đều là những vùng Demand/Supply quan trọng. Do đó, xu hướng tiếp theo sau khi kết thúc quá trình ROF cấu trúc Major là gì hoàn toàn phụ thuộc vào cách phản ứng của giá.
Để có cái nhìn rõ nét hơn, chúng ta hãy cùng xem qua ví dụ sau:
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy sau khi hình thành xu hướng tăng thì đỉnh Major đầu tiên đã được tạo. Đồng thời, ta cũng thấy được thị trường luôn tuân thủ đúng quy tắc điểm Strong Low và một con sóng tăng mạnh mẽ đã được hình thành.
Ngay sau khoảng tăng giá này là giai đoạn sideway theo cấu trúc Internal Structure tuân thủ theo mô hình xu hướng giảm. Khi chạm đến vùng giá tạo nên cấu trúc Major thì mô hình sideway này sẽ dừng lại.
Tiếp sau đó, giá cả sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại từ vùng Major để tạo ra BOS, đồng thời kết thúc quá trình tái thiết lập ROF cấu trúc Major.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý đến chi tiết sau khi giá di chuyển tới vùng Major bằng nến giảm lớn. Thông thường, các nhà giao dịch sẽ nhanh chóng đặt lệnh Sell vào lúc này. Nhưng theo những kiến thức và kinh nghiệm của những traders lão làng thì bạn cần dành thời gian quan sát thêm 4 hoặc 5 cây nến theo sau nữa.
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy 4-5 cây nến phía sau đều là nến tăng, nó ngược lại hoàn toàn với cây nến giảm trước đó. Một dấu hiệu nhận biết nữa đó chính là cây nến Engulfing cuối cùng đã khiến tham vọng lật ngược tình thế của phe bán bị dập tắt, thị trường sau đó cũng tăng cực mạnh.
Vậy quá trình ROF xảy ra khi nào? Làm thế nào để chúng ta nhận biết được quá trình ROF đang xảy ra? Để giải đáp những câu hỏi trên, các bạn hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!
Cách kiểm tra sức mạnh của Order Flow
Như chúng ta đã biết, xu hướng được tạo nên từ sự vận động của những con sóng giá. Cụ thể, dựa vào sức mạnh của những con sóng đẩy (Swing Structure) và những con sóng hồi (Pullback), chúng ta có thể xác định được xu hướng đang tăng hay giảm cũng như biết được phe nào đang có lợi thế hơn trên thị trường.
Quay trở lại với định nghĩa về Strong Weak trong một xu hướng là gì, chúng ta hãy cùng quan sát biểu đồ trên và lưu ý một số điểm sau:
Khi xu hướng tăng:
- Strong Low (Đáy mạnh): được xác định khi tại điểm đáy đó hình thành nên con sóng Swing Structure vượt qua đỉnh cũ và tạo ra BOS.
- Weak High (Đỉnh yếu): được xác định khi đỉnh đó bị con sóng Swing Structure tạo ra từ đáy mới (Strong Low) phá qua và tạo nên BOS.
- Khi đáy mới không thể vượt qua được đỉnh cũ (Weak High) thì nó sẽ được gọi là Weak Low còn đỉnh cũ trước đó sẽ được gọi là Strong High.
Khi xu hướng giảm:
- Strong High (Đỉnh mạnh): một đỉnh được gọi là đỉnh mạnh khi từ nó con sóng Swing Structure được tạo ra vượt qua cả đáy cũ và tạo nên tín hiệu BOS.
- Weak Low (Đáy yếu): đáy được coi là yếu khi nó bị con sóng Swing Structure được tạo ra từ đỉnh mới (Strong High) vượt mặt và tạo ra BOS.
- Khi đỉnh mạnh mới không vượt qua được đáy Weak Low cũ thì nó sẽ được gọi là Weak High còn đáy cũ trước đó lúc này sẽ được gọi là Strong High.
Sức mạnh của con sóng Swing Structure được xác định bằng cách xác định vị trí của Strong High và Strong Low thông qua 3 công cụ sau:
- Công cụ xác định vùng Premium/Discount.
- Công cụ giao dịch Range.
- Công cụ IDM tạo ra BOS.
Sử dụng công cụ vùng Premium/ Discount
Khi đang trong một xu hướng tăng, một Order Flow được đánh giá là mạnh khi đáy Strong Low của nó nằm trong khoảng giá Discount và ngược lại, trong xu hướng giảm thì đỉnh Strong High nằm trong khoảng giá Premium.
Công cụ giao dịch Trading Range
Trading Range (vùng giao dịch) được xác định là khoảng giữa hai điểm Weak High với Strong Low trong xu hướng tăng và giữa Strong High với Weak Low trong xu hướng giảm.
Khi BOS hợp lệ đã được tạo thì giá cả phải quay trở lại vùng Trading Range để tiến hành kiểm tra sức mạnh của Order Flow.
Sử dụng công cụ IDM tạo ra BOS
Trong phương pháp SMC thì IDM là một khái niệm vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Lúc này, IDM có thể được xem là một công cụ để kiểm tra sức mạnh Order Flow vô cùng hiệu quả. Trong đó, nếu sử dụng IDM sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Trước khi trở thành Swing Structure mà nó là một cấu trúc Internal Structure. Tín hiệu của công cụ IDM sẽ đi qua đáy Strong Low gần nhất trong Internal sau đó mới tạo ra BOS cho ta thấy được sức mạnh của Order Flow.
- Trường hợp 2: Trước khi thành Swing Structure mà nó là một con sóng yếu cấu trúc Minor. Tín hiệu của IDM phát ra khi quét qua Minor và tạo ra BOS chính là dấu hiệu cho ta thấy được sức mạnh của Order Flow.
Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy cùng quan sát hình ảnh sau:
Tóm lại, nếu một Order Flow vượt qua được 3 điều kiện nêu trên thì nó được đánh giá là một con sóng mạnh. Vì thế, khi đã xác định được sức mạnh của Order Flow, bạn có thể tự tin giao dịch ngay. Vậy nếu một Order Flow không đáp ứng được 3 điều kiện kể trên thì như thế nào?
Lúc đó, quá trình tái thiết lập ReEstablish Order Flow sẽ bắt đầu. Để nhận định được đâu là một con sóng có Order Flow mạnh, đâu là con sóng có Order Flow yếu cần phải được tiến hành ROF, chúng ta hãy cùng đi đến các ví dụ sau:
Trước tiên khi nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy được xu hướng hiện tại của thị trường lúc bấy giờ đang là xu hướng giảm với đỉnh Strong High tại điểm A.
Tiếp theo, chúng ta hãy quan sát đến con sóng BC và kiểm tra xem sức mạnh của nó như sau:
- Trên biểu đồ, con sóng BC lúc này đang nằm trong vùng giá Discount cho thấy nó vẫn chưa được Order Flow hoàn thiện.
- Con sóng BC khi nằm bên ngoài vùng Range giá trước đó tạo ra tín hiệu BOS.
- Con sóng BC trên không tạo ra bất kỳ IDM nào.
Sau tất cả những quan sát trên, ta có thể đánh giá đây là một Order Flow yếu và chúng ta không nên thực hiện bất cứ giao dịch nào vào lúc này. Và một điều quan trọng nhất định bạn phải nhớ đó là thị trường chắc chắn sẽ tiến hành tái cấu trúc ROF để cải thiện lại sức mạnh cho Order Flow này.
Chúng ta cùng đi đến những diễn biến tiếp theo của thị trường trên biểu đồ, có thể thấy:
- Con sóng DE đã hồi giá trở về đỉnh C và quét thanh khoản
- Con sóng EF kế tiếp đã tạo ra BOS quét qua đáy Weak Low D.
Chúng ta quay trở lại biểu đồ đầu tiên của mục này, đây chính là dạng check sức mạnh của Order Flow thứ 2. Đỉnh E lúc bấy giờ là một Strong High đã được kiểm tra sức mạnh và các bạn hoàn toàn có thể thoải mái giao dịch tại vị trí này.
Vậy nếu theo xu hướng giảm trước đó thì chúng ta sẽ trading như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích tiếp tục về cấu trúc của thị trường trong giai đoạn này nhé.
- Con sóng pullback FG khi trở về vùng giá Range đã có một nhịp giảm nhẹ GH.
- Nhịp giảm này được xem là một tín hiệu IDM, sau đó đỉnh G đã bị con sóng HI phá vỡ.
Đến đây, các bạn có thấy mô hình này rất quen thuộc hay không? Chính xác, đây chính là mô hình Continuous Flipzone loại 2 mà chúng ta đã cùng tìm hiểu ở bài viết trước.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng quá trình tái thiết lập cấu trúc ROF đã hoàn tất dưới hình thái Flipzone.
Ngay lúc này, theo lý thuyết, các bạn có thể đặt lệnh Sell tại thời điểm giá chạm vùng Continuous Flipzone với trọng tâm tại vùng cung cầu chính trên biểu đồ.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về quá trình ROF là gì cũng như các dạng ROF phổ biến thường gặp trên thị trường hiện nay. Có thể thấy, đây là một quá trình quan trọng không thể thiếu để có thể khôi phục lại sức mạnh của Order Flow trên thị trường. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư của mình. Mến chúc các bạn đạt nhiều thành công!