Stop Loss (Lệnh cắt lỗ) là gì? Cách xác định Stop Loss trong Forex
Stop Loss là thuật ngữ đầu tiên mà mỗi trader cần học khi bước vào thị trường tài chính. Tuy nhiên, nhiều trader lại không nắm rõ được tầm quan trọng của lệnh cắt lỗ khi giao dịch forex, chứng khoán.
Stop loss (Lệnh cắt lỗ) là gì?
Stop loss (Lệnh cắt lỗ) là một tính năng quan trọng trong giao dịch tài chính. Nó cho phép bạn xác định mức giá tối đa mà bạn sẽ chấp nhận một thất bại trong giao dịch của mình. Khi giá đạt đến mức giá này, lệnh cắt lỗ sẽ tự động đóng lệnh, giúp bạn bảo vệ tài sản của mình.
Ví dụ, nếu bạn mua một cổ phiếu với giá 100 đô la và đặt một lệnh cắt lỗ tại 90 đô la, nếu giá cổ phiếu giảm xuống 90 đô la, lệnh cắt lỗ sẽ tự động đóng lệnh và giới hạn thua lỗ của bạn là 10 đô la.
Phân loại Stop Loss (Lệnh cắt lỗ) trong giao dịch
Lệnh cắt lỗ (Stop Loss) được chia thành 2 loại sau:
- Lệnh cắt lỗ bán: Dùng với mục đích đóng tự động các lệnh bán khi giá tăng đến mức thua lỗ đặt ra.
- Lệnh cắt lỗ mua: Dùng để đóng tự động các lệnh mua khi giá giảm đến mức thua lỗ đã đặt ra.
Ý nghĩa của việc thiết lập Stop Loss trong Forex, chứng khoán
Việc lập đặt các lệnh Stop Loss có ý nghĩa rất quan trọng trong giao dịch. Cụ thể như sau:
- Tránh thua lỗ lớn: Thị trường Forex là nơi có mức độ biến động lớn, thường có biến động mạnh khi có tin tức xảy ra. Do đó, việc đặt stop loss sẽ bạn gặp phải những thua lỗ lớn cho tài khoản.
- Quản trị cảm xúc trong giao dịch: Đặt lệnh SL sẽ giúp bạn xác định trước tối đa số tiền mà bạn có thể mất trước khi vào lệnh. Việc bạn xác định trước số tiền mà bạn sẽ thua lỗ trước khi vào lệnh sẽ giúp bạn giữ tâm lý vững vàng hơn khi giao dịch. Tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến trading.
- Hạn chế theo dõi biểu đồ nhiều: Hầu hết các trader đều không có nhiều thời gian để liên tục quan sát biểu đồ vì vậy Stop Loss sẽ là giải pháp tuyệt vời để trader đóng lệnh và giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược xu hướng.
Các cách tính lệnh cắt lỗ phổ biến
Tùy theo hệ thống giao dịch của mỗi trader thì sẽ có cách đặt stop loss khác nhau. Dưới đây là một số cách tính lệnh Stop Loss phổ biến:
- Tính theo tỷ lệ: Bạn có thể thiết lập mức Stop Loss theo tỷ lệ so với giá mua hoặc giá đầu tư. Ví dụ, nếu bạn mua vào giá 100, và thiết lập mức Stop Loss là 5%, thì Stop Loss sẽ đóng lệnh khi giá giảm xuống 95.
- Tính theo mức giá cố định: Tùy vào hệ thống giao dịch của bạn, bạn có thể có mức dừng lỗ cố định cho tất cả các lệnh. Ví dụ, bạn quy định hệ thống giao dịch của bạn sẽ có mức dừng lỗ tối đa là 30 pips thì bạn sẽ chấp nhận thua lỗ.
- Tính theo mức ATR: Bạn có thể sử dụng mức Average True Range (ATR) để tính mức Stop Loss. Mức ATR là một chỉ số đo lường sự biến động của giá trong một thời gian nhất định. Mức dừng lỗ sẽ được tính theo ATR x 2 hoặc ATR x 1.5.
- Đặt lệnh cắt lỗ sau đỉnh cũ, đáy cũ hoặc các vùng giá quan trọng: Đây là cách thường được các trader sử dụng. Khi giá vượt qua các vùng này đồng nghĩa với việc xu hướng của giá đã thay đổi.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cài đặt lệnh Stop Loss trong giao dịch Forex
Bước 1: Mở nền tảng giao dịch MT4 và đăng nhập.
Bước 2: Mở hộp đặt lệnh.
Để mở hộp đặt lệnh trader có thể lựa chọn một trong những cách như sau:
- Cách 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn New Order.
- Cách 2: Ở bên cột trái của màn hình, bạn chọn một cặp tiền tệ muốn mở lệnh sau đó, click đúp chuột vào cặp tiền tệ đó.
- Cách 3: Bấm F9 trên bàn phím máy tính. Hộp lệnh sẽ hiện ra. Đây là cách làm đơn giản và nhanh nhất.
- Cách 4: Mở biểu đồ của cặp tiền muốn giao dịch. Sau đó bấm chuột phải chọn Trading > chọn New Order.
Bước 3: Đặt lệnh.
Sau khi màn hình xuất hiện hộp thoại lệnh. Bạn điền các thông tin trong hộp lệnh.
- Symbol: Cặp tiền tệ hoặc tài sản mà bạn muốn giao dịch.
- Volume: Khối lượng giao dịch.
- Type: Market Execution (nếu muốn đặt lệnh thị trường) hoặc Pending Order (nếu muốn đặt lệnh chờ).
- Stop loss: Đây là mức giá cắt lỗ mà bạn đã tính toán được trong quá trình phân tích.
Ưu và nhược điểm của Stop Loss
Để tổng kết lại, VnRebates sẽ tóm tắt lại cho các bạn các ưu và nhược điểm của lệnh Stop Loss như sau:
Ưu điểm:
- Lệnh stop loss được thực hiện hoàn toàn tự động, kể cả khi bạn đang ngủ.
- Giúp giảm bớt thua lỗ khi giao dịch và tránh hiện tượng “gồng lỗ”.
- Giúp kiểm soát cảm xúc và tránh gặp phải rủi ro khi thị trường biến động mạnh.
Nhược điểm:
- Lệnh chạm cắt lỗ của bạn sau đó đi theo giống như kế hoạch bạn đã đặt ra.
- Mức giá SL cần được tính toán rõ ràng.
Lưu ý quan trọng khi đặt Stop Loss trader nên biết
Việc đặt SL là điều vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên một giao dịch thành công cho trader. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đặt stop loss mà trader nên lưu ý:
- Tránh đặt SL quá gần: Việc đặt SL gần có thể giúp trader hạn chế tối đa thua lỗ. Tuy nhiên, nếu thị trường chỉ đi ngược xu hướng bạn dự đoán một khoảng thời gian ngắn thì việc đặt SL gần sẽ khiến bạn bị quét lệnh quá sớm trước khi giá đi đúng như kỳ vọng.
- Tránh đặt SL quá xa: Trái ngược với việc đặt stop loss quá xa thì việc đặt stop loss quá xa sẽ khiến trader gặp phải thua lỗ lớn không đang có. Điều này sẽ khiến bạn chịu thiệt hại nặng nề hơn.
- Dời hoặc thả SL: Điều này thường xảy ra khi trader quá tự tin vào nhận định của mình, nên khi đi giá đi ngược với kỳ vọng thì bạn sẽ có động thái dời SL để tránh bị quét, tuy nhiên điều này sẽ cực kỳ nguy hiển trong thời gian dài, hình thành thói quen xấu và giảm kỷ luật trong trading.