Kênh giá trong phân tích kĩ thuật
Kênh giá hay còn gọi là kênh xu hướng là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường xu hướng (trendline) song song, sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó.
Kênh giá là một trong những yếu tố phân tích kỹ thuật được nhiều trader theo trường phái phân tích kỹ thuật tin dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về kênh giá là gì? có các dạng kênh giá nào? và cách vẽ các đường kênh giá như thế nào cho hiệu quả cũng như dùng kênh giá để xác định xu hướng
Kênh giá là gì?
Kênh giá hay còn gọi là kênh xu hướng là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường xu hướng (trendline) song song, sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó.
Kênh giá này xác định điểm mua và bán. Hai đường của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Cách vẽ đường kênh giá
Để vẽ một kênh giá tăng, bạn chỉ cần vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Kênh giá tăng bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến khi xu hướng lên bị phá vỡ
Ngược lại, để vẽ một kênh giá giảm, bạn vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí nó có thể chạm được nhiều đáy nhất.
Kênh giá giảm bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng xuống, cho đến khi xu hướng xuống bị phá vỡ
Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới kênh giá thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng trong kênh giá thì có thể dùng như tín hiệu bán.
Các dạng kênh giá:
Có 3 dạng kênh giá:
- Kênh giá tăng: tạo bởi 2 đường xu hương tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới)
- Kênh giá giảm: tạo bởi 2 đường xu hương giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)
- Kênh giá ngang: tạo bởi 2 đường xu hướng ngang. Thị trường đang đi ngang (một khoảng – ranging)
Lưu ý khi vẽ kênh giá
- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng (trendline) phải song song với nhau.
- Đường xu hướng dưới của kênh giá là vùng xem xét mua, còn đường xu hướng trên của kênh giá là vùng xem xét bán. Chỉ MUA khi giá chạm đường xu hướng dưới trong kênh giá tăng (sử dụng đường xu hướng dưới như đường hỗ trợ) và chỉ BÁN khi giá chạm đường xu hướng trên trong kênh giá giảm (sử dụng đường xu hướng trên như đường kháng cự)
- Cũng giống như khi vẽ đường xu hướng (trendline), đừng bao giờ ép giá vào trong kênh giá mà bạn muốn
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư