Tại sao các vùng order block là những vùng khiến giá đảo chiều còn MẠNH MẼ HƠN cả vùng cung cầu?
Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, khái niệm order block trở nên rất nổi tiếng trong giới trading. Mặc dù nhiều anh em trader có thể nghe nhiều về order block nhưng lại không biết rõ chúng là gì và áp dụng vào giao dịch như thế nào.
Các vùng order block là những vùng giá có khả năng khiến giá đảo chiều cao hơn rất nhiều những vùng giá bình thường khác. Các giao dịch có xác suất cao cũng thường xuất hiện ở những vùng giá này, đó là lý do vì sao việc nhận biết và sử dụng vùng order block là một lợi thế cực kỳ lớn.
Trước đó trong những bài viết về hệ thống SMC mình có nói về order block nhưng có lẽ chưa đủ kỹ. Bài viết này mình sẽ viết kỹ càng hơn về cách vùng order block hình thành và cách chúng ta xác định những vùng này trên biểu đồ như thế nào nhé.
Vùng order block là gì? Cách chúng hình thành như thế nào?
Thực tế vùng order block (khối lệnh) là một dạng đặc biệt của vùng cung cầu, xuất hiện do có sự tham gia mua bán của các ngân hàng lớn tại các vùng này.
Thường các tổ chức lớn như nhà tạo lập thị trường hay các ngân hàng lớn thường sẽ giao dịch với khối lượng rất lớn, với khối lượng này có thể kích hoạt những động thái giá lớn và có thể họ sẽ bị giao dịch ở mức giá xấu, lợi nhuận không cao. Hơn nữa thanh khoản không đủ cũng là một vấn đề. Nên các tổ chức lớn này thường chia nhỏ khối lượng để dễ quản lý hơn và khớp được ở mức giá tốt hơn cho họ.
Như ví dụ bên dưới đây, sẽ giúp anh em hình dung được rõ hơn về cách mà các khối lệnh hình thành.
Giả sử JP Morgan muốn mua 200 triệu EURUSD nhưng chỉ có 50 triệu đang được bán trên thị trường. Nếu họ mua ngay lúc này thì chỉ có một phần vị thế của họ được thực hiện và 150 triệu còn lại sẽ được khớp khi giá ngày càng tăng làm lợi nhuận của họ sẽ ít đi rất nhiều.
Vậy nên họ quyết định chỉ nhỏ vị thế ra bằng cách, 20 triệu đầu tiên sẽ khớp với 50 triệu được bán trên thị trường, với giao dịch này sẽ không gây cho giá tăng quá nhiều, vì thực tế khối lượng bán trên thị trường vẫn lớn hơn khối lượng mua. Sau đó họ có thể đợi để thực hiện các khối lượng nhỏ như vậy ở những đợt giá giảm về mức giá tốt tiếp theo. Các lệnh 20 triệu cứ lần lượt được đặt ở mức giá họ muốn, cuối cùng hình thành một vùng cung hoặc cùng cầu trên biểu đồ.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới chính là một ví dụ về khối lệnh:
Các khối lệnh này tạo ra những vùng giá đi ngang với biên độ hẹp và khi thoát khỏi vùng này giá thường đi rất mạnh về một phía.
Các tổ chức lớn sử dụng khối lệnh khi họ muốn đặt một vị thế lớn nhưng lại không khiến cho thị trường biến động quá mạnh. Và việc của họ là chia nhỏ khối lượng và thực hiện giao dịch tại cùng một mức giá tương đương.
Order block và vùng cung cầu khác nhau ở điểm gì?
Vùng order block thực tế là những vùng cung cầu nhưng nó có 2 điểm đặc biệt hơn các vùng cung cầu bình thường.
Điểm đầu tiên đó là chúng có tỷ lệ thắng cao hơn các vùng cung cầu bình thường.
Nếu một khối lệnh được hình thành sau một thời gian dài tăng hoặc giảm giá, thì dấu hiệu này làm tăng khả năng đảo chiều của thị trường. Vì những vùng này có sự tham gia của các tổ chức lớn. Các tổ chức này sẽ không bao giờ đặt một vị thế lớn ở một vùng giá mà họ có thể thua lỗ, trừ khi đó là vùng mà họ rất tự tin rằng giá đang đi theo hướng mà họ muốn.
Điểm thứ 2 đó là cách các khối lệnh hình thành
Các khối lệnh thực tế được hình thành giống như vùng cung cầu bình thường tuy nhiên các khối lệnh luôn hình thành một vùng giá sideways trong phạm vi chặt chẽ. Như biểu đồ bên dưới:
Các khối lệnh được tạo ra từ việc giá di chuyển ra khỏi vùng đi ngang chặt chẽ, đó cũng là cấu trúc ngân hàng sử dụng khối lệnh để đưa vị thế của họ vào thị trường.
Cách tìm và sử dụng vùng order block vào trong giao dịch
Cách tốt nhất để sử dụng khối lệnh đó là kết hợp thêm nó vào trong chiến lược của bạn hoặc kết hợp thêm với những yếu tố kỹ thuật khác để gia tăng xác suất thành công. Như các mô hình nến đảo chiều hoặc xu hướng.
Việc giao dịch order block cũng giống như giao dịch với các vùng cung cầu thôi nhé, điều quan trọng là chúng ta cần tìm được các vùng order block tiềm năng trên biểu đồ.
Anh em nhìn biểu đồ bên dưới ta có vùng đánh dấu màu cam là vùng order block với một vùng giá tích lũy phạm vi hẹp được hình thành:
Sau đó ở biểu đồ bên dưới chúng ta thấy giá hồi về vùng này phản ứng và hình thành các mô hình nến đảo chiều như nến pinbar và nến nhận chìm cho chúng ta những cơ hội bán đẹp:
Và sau đó thì anh em thấy thị trường đảo chiều sau khi tiếp cận vùng order block:
Việc tìm những vùng order block chỉ khó thời gian đầu, nếu anh em chịu tìm và luyện tập trên biểu đồ thì một thời gian ngắn thôi chúng ta cũng quen và thấy dễ dàng hơn.
Chìa khóa quan trọng để tìm được một khối lệnh đó là nó cần hình thành từ sự tích lũy của giá với một phạm vi hẹp.
Như hình bên dưới:
Hoặc như biểu đồ bên dưới:
Có thể thấy, thị trường đảo chiều mạnh mẽ khi tiếp cận đến các khối lệnh này.
Lưu ý quan trọng, đó là các vùng order block nên được hình thành gần với đỉnh hoặc đáy là tốt nhất.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .