Tại Sao Kế Hoạch Giao Dịch Thường Bị Trader Bỏ Qua?
Sáng thức dậy, như thường lệ ta chạy ngay ra bàn làm việc và bật máy để xem thị trường diễn biến ra sao sau một đêm, tuy vẫn còn hơi buồn ngủ.
Sáng thức dậy, như thường lệ ta chạy ngay ra bàn làm việc và bật máy để xem thị trường diễn biến ra sao sau một đêm, tuy vẫn còn hơi buồn ngủ.
Sau khi máy tính khởi động xong, phần mềm biểu đồ được mở lên.
Ngay lập tức ta thấy một setup giá quen quen, nhận ra điều đó khiến ta thực sự tỉnh táo. Ta cho rằng đây là một cơ hội cần phải nắm bắt ngay.
Ta nhanh nhảu đặt ngay một lệnh giao dịch mà không một chút do dự.
Thị trường sau đó đã bắt đầu dịch chuyển theo hướng có lợi cho lệnh giao dịch.
Một cảm giác lâng lâng trong ta khi nhìn thấy lệnh giao dịch bắt đầu có chút ít lợi nhuận.
Rời khỏi bàn làm việc trong trạng thái vui mừng, ta nghĩ thị trường có thể sẽ đi xa hơn, ta tiếp tục giữ lệnh với mong muốn có thêm lợi nhuận.
Ta cho rằng bản thân thật quyết đoán đã nắm bắt được cơ hội từ thị trường trong buổi sáng sớm.
Sau khi vệ sinh cá nhân xong, ta quay lại kiểm tra lệnh giao dịch.
Ôi không!!!
Thị trường đã đảo chiều, giá không những lấy lại toàn bộ lợi nhuận trước đó, mà còn sắp chạm tới mức cắt lỗ.
Ta thấy hoảng hốt, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, ta bắt đầu xem lại cách điều kiện thị trường kỹ hơn.
Khi nhìn tổng quát thị trường ở các khung thời gian lớn hơn, ta thấy mình đang giao dịch ngược xu hướng.
Ta nhận ra mình đã giao dịch vội vàng khi không xem xét kỹ các điều kiện thị trường.
Dù thị trường thiết lập xu hướng rõ ràng thì vẫn có những lần giá di chuyển ngược lại tạo ra những cái bẫy đảo chiều.
Trong lần tạo ra những cái bẫy đó, nó thu hút rất nhiều nhà giao dịch ngược xu hướng tham gia.
Thật không may lần này ta đã dính phải bẫy, đây không phải lần đầu ta gặp phải những cái bẫy kiểu thế này.
Mặc dù nhận ra được điều đó, nhưng ta vẫn kỳ vọng thị trường có thể quay lại mức giá ta vào lệnh để chốt.
Một chút hi vọng được thắp lên khi thị trường di chuyển chậm lại, có dấu hiệu đi ngang (sideway) ta tiếp tục giữ lệnh, một ý nghĩ thoáng qua về việc rời mức cắt lỗ xa hơn để nâng cao khả năng hòa vốn cho lệnh giao dịch.
Nhưng lý trí đã khiến ta không làm điều đó, thị trường di chuyển với biến động nhỏ trong thời gian dài sau đó khiến ta thấy sốt ruột.
Cuối cùng một pha biến động mạnh theo xu hướng trước đó đã chạm mức cắt lỗ của ta.
Một cảm giác không hề dễ chịu. Sự vui vẻ đầu ngày được thay thế bởi sự thất vọng.
Ta thấy thất vọng bởi cái lỗi giao dịch vội vàng, bị dính bẫy quen thuộc và không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Và ta cũng có được một chút an ủi khi sáng suốt không dịch mức cắt lỗ, nếu làm điều đó, ta đã phải chịu một mức lỗ lớn hơn rất nhiều.
Có lẽ đây là câu chuyện thường gặp của các Trader, chúng ta thường không chuẩn bị cho mình một kế hoạch chu đáo để rồi khi gặp phải những lúc thị trường di chuyển chống lại lệnh giao dịch, ta sẽ rơi vào trạng thái thất vọng.
Nhưng nếu đó là một giao dịch lời có lẽ ta sẽ không bao giờ trách móc bản thân và tiếp tục giao dịch mà không có bất cứ sự chuẩn bị hay cân nhắc kỹ lưỡng nào.
Giao dịch không chuẩn bị một kế hoạch là lỗi thường gặp nhất của Trader.
Thực tế, trong cuộc sống luôn có một kế hoạch được vạch ra khi chúng ta bắt đầu làm bất cứ việc gì.
Một kế hoạch kinh doanh bao gồm: dự tính số vốn được bỏ ra, thời gian thu hồi vốn và thời gian có thể sinh lời, nhưng bước làm cụ thể, một kế hoạch kỹ càng có thể cho biết việc kinh doanh có khả năng sinh lời không.
Kế hoạch luyện tập cho biết các bài tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để đạt được mục tiêu đề ra.
Một bản thiết kế nhà cũng là một kế hoạch để hướng dẫn thi công trình tự làm việc nào trước việc nào sau để xây lên một ngôi nhà.
Vậy tại sao? ta lại không chuẩn bị kế hoạch giao dịch, ngay cả khi giao dịch đó có mức tiền rủi ro bằng với một kế hoạch kinh doanh ngoài đời?
Lý do là: Ta lầm tưởng bởi việc thực hiện giao dịch quá dễ dàng với những con số.
Chính vì việc đặt lệnh được thực hiện chỉ bằng một cú click chuột với tài khoản đã nạp tiền hiển thị bằng những con số. Nó quá dễ dàng và thuận tiện. Nó có thể khiến ta đi đến một ngộ nhận giao dịch là dễ dàng, chẳng phải cầu kỳ tính toán, cân nhắc trước khi đặt một lệnh giao dịch.
Giả dụ giao dịch không thuận tiện như hiện tại, thay vào đó để có được một giao dịch ta phải mang tiền đến phòng giao dịch của ngân hàng.
Cầm đồng tiền trên tay cảm nhận được giá trị của số tiền có thể mất đi nếu giao dịch đó thất bại. Ta cẩn thận đưa số tiền đó cho nhân viên ngân hàng và yêu cầu họ thực hiện lệnh giao dịch.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu ta có vội vàng đến ngay ngân hàng để giao dịch nếu chỉ thấy một setup giá có vẻ quen quen như Trader trong câu chuyện trên?
Chắc chắn câu trả lời là “không”!
Do cảm nhận được giá trị của số tiền rủi ro đồng thời phải đến ngân hàng mới được giao dịch, khiến hầu hết mọi người phải cân nhắc kỹ lưỡng hay lên một kế hoạch rất cụ thể trước khi thực hiện giao dịch.
Một kế hoạch có thể không chắc chắn mang lại một giao dịch có lợi nhuận. Nhưng chắc chắn sẽ giúp ta loại bỏ bớt những giao dịch kém chất lượng. Tránh tổn thất không đáng có.
Giảm tổn thất đồng nghĩa với việc có được mức lợi nhuận nhiều hơn.
Ta nên nhớ với một giao dịch thất bại ta sẽ bị tổn thất:
1.vật chất – chính là vốn, là tiền của ta
2.tinh thần – tổn thất về tinh thần như : sự tự tin, cảm giác thất vọng, buồn bã.
Bằng cách vạch ra một kế hoạch giúp ta giới hạn cả hai tổn thất này ở mức chịu đựng được. Có một kế hoạch chu đáo giúp ta hạn chế trải nghiệm cảm xúc tiêu cực khi gặp phải một giao dịch thua lỗ.
Luôn có kế hoạch trước khi thực hiện bất cứ một giao dịch nào thể hiện ta là một Trader chủ động.
Kế hoạch giúp ta hạn chế những hành động bản năng như : tránh sai lầm, không thừa nhận sai, hi vọng giá tăng (giảm) trở lại thường gây ra những tổn thất rất lớn xuất phát từ việc không dự trù các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Như ta đã biết, con người có xu hướng hành động theo bản năng khi sự việc trong cuộc sống nằm ngoài khả năng chịu đựng.
Giống một người bị tâm thần, nguyên nhân có thể anh ta đã gặp phải một dư chấn tâm lý vượt ngưỡng chấp nhận.
Khi không chấp nhận, ta bắt đầu sinh ra các hành động gây tổn thất lớn hơn.
Nếu không có kế hoạch có thể ta dễ dàng dịch mức cắt lỗ để rồi chịu một mức lỗ lớn hơn.
Nếu không có kế hoạch có thể ta sẽ biến một giao dịch (lỗ) ngắn hạn thành một giao dịch dài hạn.
Nếu không có kế hoạch có thể sau một giao dịch thất bại ta tiếp tục thất vọng về những hành động theo bản năng.
Nếu không có kế hoạch, ta sẽ không có hướng dẫn cụ thể để ứng phó với các điều kiện thị trường thay đổi.
Cuối cùng nếu không có kế hoạch giao dịch, ta sẽ đối diện với nhiều giao dịch kém chất lượng và trải nghiệm cảm xúc tiêu cực nhiều hơn.
Hãy nhớ : Đừng bị đánh lừa bởi sự dễ dàng của việc giao dịch và những con số hiển thị trên màn hình mà bỏ qua việc lên một kế hoạch chu đáo, trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào !
Kế hoạch giao dịch là hành động cụ thể nhất cho thấy Trader trân trọng đồng tiền của chính mình và nỗ lực để trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp.