Tại sao vàng có được vai trò tiền tệ? Vai trò và giá trị của vàng
Là một trong những kim loại quý hiếm hàng đầu và cũng là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có, vàng luôn được quan tâm nhiều nhất nhờ vai trò nổi bật trong cả giới đầu tư và tiêu dùng.
Khái niệm về tiền tệ
Tiền tệ là gì?
Trước khi tìm hiểu tại sao vàng có được vai trò tiền tệ, chúng ta cần hiểu rõ về tiền tệ là gì. Tiền tệ được định nghĩa là một phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định đóng vai trò là vật ngang giá chung nhằm mục đích trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Hiểu nôm na thì tiền tệ chính là một phương tiện lưu thông, làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Không chỉ là một phạm trù kinh tế, tiền tệ còn là một phạm trù lịch sử, trong đó sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Các hình thái của tiền tệ ngày nay
Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại do nhà nước phát hành và được chấp nhận sử dụng trong thanh toán trong đó giá trị được đảm bảo bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ, hoặc tiền mã hóa Bitcoin, Ethereum.
Giá trị của tiền tệ đến từ đâu?
Giá trị của tiền tệ không phải giá trị tự thân mà là những gì tiền tệ có thể trao đổi được – số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị tiền tệ. Hay nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.
Bốn chức năng cơ bản của tiền tệ
Tiền tệ mang 4 chức năng cơ bản bao gồm:
- Chức năng thước đo giá trị
- Chức năng phương tiện trao đổi
- Chức năng phương tiện thanh toán
- Chức năng tiền tệ thế giới.
Để thực hiện các chức năng tiền tệ, tiền tệ cần phải mang những tính chất cơ bản như:
- Tính lưu thông
- Tính dễ nhận biết
- Tính lâu bền, dễ vận chuyển
- Tính đồng nhất.
Lịch sử ra đời của tiền vàng
Tiền đã trải qua quá trình hình thành và phát triển trong hơn 5.000 năm. Thời cổ đại người dân không mua hay bán bằng tiền mà trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa để có được thứ họ mong muốn.
Khi xã hội càng phát triển yêu cầu sản xuất trao đổi hàng hóa cũng vì thế ngày càng cao, việc trao đổi hàng hóa không chỉ còn diễn ra trong một vùng, một quốc gia nữa mà mở rộng ra giữa các quốc gia với nhau, hình thức hàng hóa – tiền tệ càng ngày càng tỏ ra không thuận tiện trong việc di chuyển. Do vậy nhu cầu phải tìm một vật ngang giá chung thuận tiện và dễ di chuyển, trao đổi hơn dần hình thành.
Qua chiều dài lịch sử loài người, trước khi những đồng tiền kim loại và tiền giấy xuất hiện đã có rất nhiều vật phẩm được sử dụng làm tiền, bao gồm cả những thứ tưởng như không thể như vỏ ốc, lá cây thuốc lá. Có những nơi người ta sử dụng răng cá mập như là vật trao đổi trung gian hay thậm chí tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm hay những cộng lông cứng trên đuôi voi.
Vậy thì hóa tệ kim loại xuất hiện từ khi nào? Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại từ khi nào nhưng theo nhiều nghiên cứu những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt.
Đến năm 700 trước Công nguyên, Pheidon – vua của thành bang Hy Lạp cổ đại Argos đã cho đúc tiền xu bằng kim loại quý bạc thay vì sắt. Những tiền vàng đầu tiên được được đúc tại vương quốc Lydia ở Tiểu Á bắt đầu từ 600 năm trước Công nguyên.
Trong thời gian đầu mới xuất hiện, tiền vàng thường tồn tại dưới dạng nén, thỏi. Về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định, vì thế mà còn được gọi là tiền đúc.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?
Từ trước đến nay, các hàng hoá đóng vai trò tiền tệ đều có khuynh hướng tự bản thân nó đều phải có giá trị và phải có một công dụng nhất định nào đó.
Lịch sử đã chứng kiến việc thống trị rất dài của tiền vàng trong vai trò tiền tệ. Thực tế là hệ thống thanh toán dựa trên vàng hay còn gọi là chế độ bản vị vàng vẫn còn được duy trì cho đến mãi thế kỷ 20, chính xác là đến năm 1971. Điều này đã chứng tỏ những hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế.
Giá trị cao của vàng nhờ hình thức đẹp, tính tinh khiết, không bị ăn mòn, luôn ổn định, và dễ nhận ra đã đưa nó trở thành vật bảo toàn giá trị và thước đo giá trị của các dạng hàng hóa, vật chất khác. Không chỉ có giá trị, chính tính thẩm mỹ cao của loại hàng hóa đặc biệt này khiến vàng trở nên quý giá. Vì vậy, đương nhiên việc dùng vàng trong trao đổi với vai trò tiền tệ dễ dàng được chấp nhận trên phạm vi rộng lớn.
Có thể vàng không phải là kim loại quý hiếm nhất trên thế giới nhưng nhu cầu của xã hội về vàng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và ngày càng tăng đã khiến cho vàng trở thành một thứ hàng hoá rất hấp dẫn, được nhiều người ưa thích.
Mặc dù ở các xã hội khác nhau, quy trình vàng đóng vai trò tiền tệ cũng khác nhau nhưng chung quy lại việc vàng được thế giới hàng hóa suy tôn làm tiền tệ và cũng bởi vì nó có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với hàng hóa khác trong việc thực hiện chức năng tiền tệ, cụ thể là:
Đặc tính lý hóa của vàng đáp ứng mọi tiêu chuẩn để thực hiện vai trò tiền tệ
Hãy cùng Sanat Kumar, kỹ sư hóa học từ Đại học Columbia khám phá bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học để tìm hiểu vì sao vàng lại được ưa chuộng và sử dụng làm hóa tệ kim loại trong suốt hàng nghìn năm trong lịch sử.
Như các bạn đã biết, bảng tuần hoàn bao gồm 118 nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo quy luật thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử trong đó các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học sẽ được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Chúng ta cùng phân tích tại sao không phải là các nguyên tố khác mà chỉ có vàng mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để thực hiện vai trò tiền tệ:
- Khí và chất lỏng: Các khí quý hiếm (chẳng hạn như argon và heli), cũng như các nguyên tố như hydro, nitơ, oxy, flo và clo ở dạng khí ở nhiệt độ phòng và áp suất tiêu chuẩn trong khi đó, thủy ngân và brom là chất lỏng. Như vậy việc sử dụng các nguyên tố này làm tiền là hoàn toàn viển vông và thiếu thực tế.
- Các nguyên tố nhóm Lantan và actinides: Lanthanides và actinides nói chung đều là những nguyên tố có thể phân hủy và trở thành chất phóng xạ. Vậy, nếu bạn mang theo những thứ này trong túi, chúng có thể chiếu xạ hoặc đầu độc bạn.
- Kim loại kiềm và kiềm thổ: Các kim loại kiềm và kiềm thổ nằm ở phía bên trái của bảng tuần hoàn, và có khả năng phản ứng cao ở áp suất tiêu chuẩn và nhiệt độ phòng và thậm chí có thể bốc cháy.
- Kim loại chuyển tiếp: Có khoảng 30 nguyên tố hóa học ở thể rắn, không cháy và không độc hại. Tuy nhiên để được sử dụng làm tiền nó cần phải hiếm, trong khi các nguyên tố như niken và đồng lại được tìm thấy trên khắp lớp vỏ Trái đất với số lượng tương đối dồi dào.
- Nguyên tố tổng hợp và siêu hiếm: Osmium chỉ tồn tại trong vỏ Trái đất từ các thiên thạch trong khi đó các nguyên tố tổng hợp như rutherfordium và nihonium chỉ được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Sau khi loại trừ hết các nguyên tố trên chỉ còn lại năm kim loại quý: bạch kim, palladi, rhodi, bạc và vàng. Bạc đã từng được sử dụng như tiền, nhưng nó bị xỉn màu theo thời gian trong khi rhodium và palladium mới được khám phá gần đây nên hạn chế trong việc sử dụng làm tiền trong lịch sử.
Vậy chỉ còn lại 2 nguyên tố là bạch kim và vàng. Bạch kim có điểm nóng chảy cực cao nên để nấu chảy nó những lò luyện từ thời cổ đại không thể đáp ứng được. Như vậy chỉ còn lại vàng với điểm nóng chảy thấp hơn lại dễ uốn – đều là những thuộc tính lý tưởng để sử dụng làm tiền.
Ngoài ra, vàng khắc phục mọi điểm yếu của các nguyên tố khác lại đặc biệt không tan vào khí quyển, không bùng cháy và không gây độc hoặc chiếu xạ cho người sở hữu nên các nền văn minh nhanh chóng nhất quán sử dụng vàng như một vật liệu có giá trị.
Tiền vàng có chức năng gì mà tiền giấy không có?
Tiền vàng lợi ích hơn tiền giấy ở chỗ tiền vàng có chức năng lưu trữ giá trị, còn tiền giấy thì không.
Từ khi được bắt đầu được khai thác đến nay lượng vàng mà con người có được không thay đổi đột biến hay nguồn cung vàng là giới hạn.
Cho đến nay tổng cộng khoảng 190.000 tấn vàng đã được khai thác trong khi đó theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trữ lượng vàng dưới lòng đất hiện ước tính còn khoảng 50.000 tấn. Dựa trên tính toán sơ bộ, thế giới còn khoảng 20% trữ lượng vàng chưa được khai thác. Tuy nhiên, con số này cũng chưa cố định.
Không như những hàng hóa khác, phần lớn vàng được cất trữ trong kho, quỹ, két sắt với chức năng chính là vật lưu trữ giá trị bên cạnh các chức năng khác như trang sức, răng giả và đồ điện tử.
Tuy nhiên việc sử dụng vàng làm đồ trang sức hay các vật trang trí khác cũng có thể coi là cùng chức năng lưu trữ giá trị bởi thuộc tính thẩm mĩ của nó. Ngoài vàng ra, bất kỳ vật phẩm nào khác đều có thể biến đổi giá trị khi cung và cầu thay đổi.
Giá trị của vàng là gì? Tại sao vàng là hàng hóa đặc biệt?
Vàng là loại hàng hóa đặc biệt
Khác với tất cả hàng hóa khác, ở mọi nơi “giá trị” của vàng là như nhau và đều là tài sản có giá trị bậc nhất. Điều này giúp cho việc mua bán trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn rất nhiều so với những vật trao đổi trung gian trước đây.
Một trong những đặc điểm khiến vàng trở nên thu hút các nhà đầu tư chính là tính bảo toàn giá trị tài sản. Kim loại màu vàng này có xu hướng duy trì giá trị của nó theo thời gian.
Ngoài ra, vàng ít chịu ảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên như các hàng hóa khác. Sự ổn định của giá trị vàng đến từ việc năng suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định khi ngay cả việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác vàng cũng không làm tăng đáng kể năng suất lao động. Do đó tiền vàng luôn có được giá trị ổn định – một điều kiện rất cần thiết để nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ.
Giá trị của vàng
- Vàng có tính đồng nhất rất cao
Chính tính đồng nhất này của vàng tạo thuận lợi trong việc đo lường và biểu hiện giá cả của các hàng hoá trong quá trình trao đổi. Điểm hấp dẫn hàng đầu khiến vàng đến từ sự tinh khiết, không bị ảnh hưởng về mặt hóa học bởi nhiệt độ, độ ẩm, oxy và hầu hết các chất ăn mòn và cung không bị biến đổi theo thời gian.
- Tính dễ nhận biết của vàng
Ngoài ra, vàng rất dễ để nhận biết thẩm định dựa vào màu vàng đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm và khối lượng riêng của nó.
Vàng có khối lượng riêng khá lớn (19,3 g/cm³), nhờ vậy mà những thủ đoạn pha vàng với các kim loại khác để có thêm khối lượng đều bị dễ dàng phát hiện. Cụ thể, chỉ có osmium (22,6 g/cm³), iridium (22,4 g/cm³), bạch kim (21,45 g/cm³), volfram (19,35 g/cm³) là nặng hơn vàng nhưng chúng đều đắt hơn hoặc gần bằng vàng và hợp kim của vàng và volfram thì khó chế tạo và không hiệu quả.
- Dễ phân chia mà không bị ảnh hưởng đến giá trị vốn có
Đây có thể được xem là đặc điểm nổi trội của vàng so với các loại tài sản khác. Với tính dẻo bậc nhất, vàng có thể đúc thành tiền xu, đúc thành nén, thành thỏi…với mục đích trao đổi, dự trữ hay làm đồ trang sức. Đặc biệt sau khi chia tách nếu muốn người ta có thể dễ dàng nấu chảy để đúc nó lại thành thỏi như ban đầu.
Chính đặc tính khác biệt này của vàng đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc biểu hiện giá cả và lưu thông hàng hoá trên thị trường bởi lẽ, thị trường hàng hoá rất đa dạng và giá cả rất khác nhau.
Hơn nữa, vàng có thể cất giữ gần như là mãi mãi và việc vận chuyển hết sức dễ dàng bởi một trọng lượng nhỏ của vàng có thể đại diện cho giá trị một khối lượng hàng hoá lớn.
- Tính bền vững của vàng
Nếu thảm họa xảy ra khiến tiền giấy và hệ thống hỗ trợ nó không còn tồn tại, chúng ta sẽ chọn vàng. Ví dụ cụ thể:
Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ
Mặc dù đô la Mỹ là một trong những đồng tiền dự trữ quan trọng nhất thế giới, nhưng khi giá trị của đồng đô la Mỹ giảm so với các loại tiền tệ khác, mọi người thường đổ xô vào vàng nhằm tìm kiếm sự an toàn, điều này làm tăng giá vàng.
Phòng ngừa lạm phát và bảo vệ giảm phát
Trong lịch sử, vàng là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát, vì giá của nó có xu hướng tăng khi chi phí sinh hoạt tăng. Hơn nữa, vàng được coi là vật lưu trữ giá trị tốt nên mọi người có thể được khuyến khích mua vàng khi họ tin rằng đồng nội tệ của họ đang mất giá.
Trong thời kỳ suy thoái, sức mua tương đối của vàng tăng vọt trong khi các giá khác giảm mạnh. Điều này là do mọi người chọn tích trữ tiền mặt, và nơi an toàn nhất để giữ tiền mặt là vàng và đồng xu vàng vào thời điểm đó.
Sự không chắc chắn về địa chính trị
Vàng vẫn giữ được giá trị của nó không chỉ trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế mà còn trong những thời điểm bất ổn về địa chính trị.
Vì sao ngày nay tiền vàng khó thực hiện được vai trò tiền tệ?
Dù đã có một thời gian dài thống trị trong hệ thống tiền tệ và vẫn luôn có tác động sâu sắc tới giá trị các đồng tiền trên thế giới nhưng hiện tại việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được vai trò tiền tệ nữa vì những lý do sau:
Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên
Giá trị của vàng tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hóa khác.
Điều đó khiến cho giá trị của vàng trở nên quá lớn nên không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán dịch vụ hoặc hàng hóa tiêu dùng hàng ngày.
Khó lưu thông với số lượng lớn
Khi nền kinh tế phát triển khiến hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, thương mại phát triển khiến giao lưu hàng hóa ngày càng rộng thì những nhược điểm của lưu thông tiền vàng càng bộc lộ rõ.
Những thương nhân mua bán khối lượng hàng hóa lớn nếu thanh toán bằng tiền vàng thì việc vận chuyển sẽ rất khó khăn chứ không còn nhẹ nhàng và dễ dàng như trước đây.
Hơn nữa nếu mua bán ở phạm vi rộng thậm chí xuyên quốc gia nếu sử dụng tiền vàng trong thanh toán thì việc bảo quản và vận chuyển vàng tránh được nạn cướp bóc trên đường đi trở thành gánh nặng cho các thương nhân.
Lượng cung vàng không đáp ứng đủ
Trong khi quy mô và trình độ sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển với khối lượng và chủng loại hàng hóa trao đổi ngày càng tăng và đa dạng thì lượng vàng sản xuất và khai khác không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu về phương tiện trao đổi) của nền kinh tế nói chung.
- Nguồn cung hạn chế
Phần lớn nguồn cung vàng trên thị trường hiện nay đến từ việc bán vàng miếng từ kho của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Theo Business Insider, tính đến năm 2019, toàn bộ sản lượng vàng được khai thác đạt khoảng 190.040 tấn.
Theo đó khoảng 50% sản lượng được sử dụng cho ngành trang sức, tiếp đến là vàng nắm giữ bởi các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 20%, các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 17% tổng sản lượng vàng khai thác, và cuối cùng là 13% sản lượng được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như công nghệ hoặc nha khoa. Hơn nữa, việc khai khác vàng ngày càng khó khăn, có thể mất từ 5 đến 10 năm để đưa một mỏ mới vào sản xuất.
- Nhu cầu ngày càng tăng
Trong những năm trước đây, sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng. Tại những quốc gia này, vàng được đưa vào văn hóa khi được dùng làm đồ trang sức/quà tặng trong mùa cưới hoặc vàng miếng được cho là hình thức tiết kiệm hay đầu tư của nhiều cá nhân, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vàng ngày càng cao.
Gây lãng phí tài nguyên
Việc sử dụng vàng là tiền tệ để trao đổi được nhiều nhà kinh tế xem là lãng phí nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Cụ thể, để việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu.