Takashi Kotegawa - Siêu trader Nhật đạt được lợi nhuận nhất quán nhờ KHÔNG theo dõi tiền của mình!
Takashi Kotegawa (biệt danh: BNF/ J-Com man), 41 tuổi với giá trị ròng 185 triệu USD (2008) là một trong những day trader nổi tiếng nhất đất nước hoa anh đào.
Thoạt nhìn, ít ai nghĩ anh ấy lại là một triệu phú bởi dáng người gầy, mái tóc xù xù, thường mặc áo len xám, quần jean và giày thể thao. Nhưng Takashi Kotegawa được mô tả là một ẩn sĩ, người đã biến khoản tiết kiệm đi làm thêm ở trường đại học của mình (khoảng $13.000) thành hơn $150.000.000 trong 8 năm. Trong quá trình này, Takashi Kotegawa đã trở thành một nhân vật đình đám trong giới trader Nhật Bản.
Sau khi FOMC cắt giảm lãi suất, Takashi Kotegawa đã bán tất cả các cổ phiếu nắm giữ của mình trong ngành tài chính, và anh ấy đã kiếm được 400 triệu yên vào cuối phiên giao dịch buổi sáng. Anh chia sẻ: "Tôi không biết tương lai của thị trường Nhật Bản ra sao. Tôi không nhìn thị trường từ góc độ dài hạn."
Thị trường Nhật Bản được thúc đẩy bởi Thủ tướng Shinzo Abe, bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang bơm tiền mặt vào thị trường thông qua chương trình mua tài sản, vì vậy, tất cả tính thanh khoản tăng vọt trên thị trường đã khiến việc trở thành một day trader trở nên rất có lợi.
David Baran, đồng Giám đốc điều hành của Symphony Financial Partners - một công ty quỹ đầu cơ trị giá 400 triệu đô la ở Tokyo, cho biết: "Số day trader ở Nhật Bản đã trở nên quá đông đảo, thị trường không còn có thể phớt lờ họ hoặc sự dao động giá lớn mà họ khuếch đại."
Takashi Kotegawa đã có một bước ngoặt lớn khi một trader làm việc cho Mizuho mắc lỗi Fat Finger.
Thay vì bán một cổ phiếu của một công ty tuyển dụng nhỏ có tên là J-Com Co. với giá 610.000 yên, thì Mizuho đã chào bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yên/cổ phiếu. Lệnh này gấp 42 lần số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Takashi Kotegawa thấy đó hẳn phải là một lỗi nhầm và anh nằm trong số ít các day trader và các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào lệnh mua. Takashi Kotegawa đã kiếm được hơn 2 tỷ yên, theo báo cáo của Bloomberg News vào thời điểm đó.
Anh vừa một căn hộ chung cư bằng tiền mặt trị giá 400 triệu yên. Những thứ đắt tiền nhất mà anh ấy đã mua gần đây là 2 chiếc Nintendo Wiis. Anh đã trả tiền cho căn hộ của mình bằng tiền mặt và mua cho bố mẹ một chiếc xe hơi mới. Nhưng BNF không thích nhìn vào số tiền tiết kiệm của mình, vì anh tin rằng nó khiến anh mất tập trung vào việc trading của mình.
Vào tháng 10/2008, anh đã mua toàn bộ một toà nhà văn phòng ở trung tâm Akihabara với giá 9 tỷ yên (77 triệu đô la).
Lý do là gi?
Anh có quá nhiều tiền mặt và muốn đa dạng hoá vì tốc độ tăng trưởng của việc giao dịch chứng khoán đã chậm lại. Cuối năm 2008, tài sản ròng của BNF ước tính là 21,8 tỷ yên (185 triệu đô la).
Phong cách giao dịch của Takashi Kotegawa
Phong cách của Takashi Kotegawa chủ yếu là swing trading (mặc dù nhiều người tin rằng anh ấy chủ yếu là một day trader). Anh sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào lệnh thấp nhất, anh là một người bắt đáy.
Takashi Kotegawa cùng tìm cách mua các tài sản bị quá bán với mục đích kiếm lợi nhuận từ sự thay đổi theo xu hướng tăng giá của nó.
Chế độ ăn uống của anh được sửa đổi để phù hợp với môi trường giao dịch. Ví dụ, anh ấy thích ăn đồ ăn nhẹ (mì ly) hàng ngày vì anh muốn tiết kiệm thời gian ăn trưa và cảm thấy sẵn sàng cho phiên buổi chiều từ 12:30.
Mặc dù không nhìn thị trường theo góc độ dài hạn, nhưng Takashi Kotegawa có xu hướng giữ các vị thế giao dịch ngắn hạn của mình trong 2-6 ngày, đôi khi chúng kéo dài hơn 1 tuần. Vì vậy, phong cách giao dịch mô tả anh ấy đúng nhất là một swing trader.
Takashi Kotegawa cũng không thích "bỏ tất cả số trứng vào cùng một giỏ". Anh ấy thích đa dạng hoá các khoản đầu tư của mình. Ví dụ, gần đây anh ấy đã dồn số lợi nhuận giao dịch của mình vào các tài sản hữu hình như bất động sản.
Phương châm giao dịch của Takashi Kotegawa
Liệu có phải bí mật để đạt được lợi nhuận nhất quán là không theo dõi tiền của mình?
Như đã nói ở trên, Takashi Kotegawa không thích nhìn vào số tiền tiết kiệm của mình vì anh ấy tin rằng nó khiến anh phân tâm khỏi việc giao dịch của mình. Anh không mang theo một lượng lớn tiền mặt vì anh cảm thấy rằng việc nhìn vào nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng đưa ra phán đoán đúng đắn của mình khi day trading.
"Nếu bạn bận tâm đến tiền, bạn không thể day trade thành công. Đối với, việc mất $100.000 có thể cảm thấy tốt hơn việc kiếm được $6.000, nếu giao dịch thua là một trade tốt và giao dịch thắng là một trade tồi."
Hay nói cách khác, Takashi Kotegawa xem trading (một trò chơi kiếm tiền có tổng bằng 0) chẳng khác gì một trò chơi điện tử. Và Takashi Kotegawa cũng là người cố vấn cho rất nhiều trader.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .