Tâm lý thị trường – Lòng tham và nỗi sợ

Các chuyển động trên thị trường là kết quả của các quyết định mua hoặc bán của con người. Chính vì đó là quyết định của con người, nên trong đó luôn tồn tại yếu tố tâm lý và cảm xúc.

Tâm lý thị trường – Lòng tham và nỗi sợ

Mỗi nhà giao dịch khác nhau luôn có quan điểm của riêng mình về thị trường, và không phải ai cũng có quan điểm giống nhau. Tập hợp tất cả quan điểm của mọi nhà giao dịch, bao gồm cá nhân và tổ chức, đã tạo thành tâm lý thị trường, và đây là một yếu tố vô cùng quan trọng mà anh em cần nắm được khi tham gia vào thị trường tài chính.

1. Tâm lý thị trường là gì?

Tâm lý thị trường là khái niệm đề cập đến thái độ tổng thể của các nhà đầu tư và các thành phần tham gia thị trường đối với một loại tài sản nhất định, hoặc đối với một thị trường tài chính nói chung.

Tâm lý thị trường còn được gọi là tâm lý nhà đầu tư, hoặc cảm xúc thị trường, vì suy cho cùng nó xuất phát từ quan điểm và cảm xúc của các nhà đầu tư, những người trực tiếp tham gia vào thị trường.

Tâm lý chung của thị trường xuấ t phát từ tâm lý đám đông, khi phần lớn thị trường cảm thấy như thế nào, thì hướng đi của thị trường thường sẽ di chuyển theo tâm lý đó. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Tâm lý thị trường thường được mô tả là tăng giá hoặc giảm giá để dễ phân tích. Có nghĩa là nếu như thị trường cho rằng giá sẽ tăng, thì ta gọi đó là tâm lý tăng giá. Ngược lại, nếu quan điểm của các nhà giao dịch là giá sẽ giảm, thì ta gọi là tâm lý giảm giá.

2. Tài chính hành vi và sức mạnh của đám đông trong việc thúc đẩy thị trường

Để hiểu được vai trò của tâm lý thị trường cũng như cách mà nó hoạt động, chúng ta cần hiểu được khái niệm tài chính hành vi và sức mạnh của đám đông đối với thị trường tài chính.

2.2. Tài chính hành vi

Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu nằm trong kinh tế học hành vi, nếu tìm hiểu sâu thì nó khá phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản tài chính hành vi đề cập đến việc những thành kiến, tâm lý hay cảm xúc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của các nhà đầu tư và những người làm việc trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài ra, những cảm xúc, thành kiến tâm lý có thể là nguồn gốc để giải thích tất cả các dạng bất thường của thị trường, ví dụ như việc giá tăng hoặc giảm nghiêm trọng và đột ngột.

Tài chính hành vi có thể được phân tích từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, dựa theo các góc độ tâm lý của nhà giao dịch, cụ thể hơn là cách họ đưa ra quyết định trong từng hoàn cảnh, và quyết định đó ảnh hưởng đến thị trường như thế nào.

Ví dụ, hành vi “tự ghi nhận bản thân” là việc các nhà giao dịch đưa ra các lựa chọn dựa trên sự tự tin quá mức vào bản thân. Hay “xu hướng kinh nghiệm” là hành vi khi các nhà đầu tư nhớ về các sự kiện trong quá khứ, và tin rằng nó sẽ xảy ra lại…

Nhìn chung, còn rất nhiều những hành vi khác nhau được các nhà đầu tư đưa ra dựa trên cảm xúc của bản thân mình. Chúng ta sẽ không phân tích quá sâu vào từng hành vi cụ thể, mà anh em cần hiểu được rằng cảm xúc và tâm lý sẽ quyết định đến hành vi của một nhà giao dịch.

Tài chính hành vi – cảm xúc quyết định hành vi của nhà giao dịch

2.3. Sức mạnh của đám đông thúc đẩy thị trường như thế nào

Tài chính hành vi cho chúng ta biết rằng một cá nhân có thể đưa ra quyết định (hành vi) dựa theo cảm xúc của mình. Tất nhiên, một cá nhân không thể thay đổi thị trường, nhưng điều đáng nói là đó không phải vấn đề của riêng ai mà là vấn đề của hầu hết tất cả mọi người.

Trong một số bối cảnh thị trường đặc biệt, cảm xúc của những người khác nhau có thể giống nhau, từ đó tạo nên tâm lý chung của thị trường khiến cho giá biến động, đó chính là sức mạnh của đám đông.

Để mô tả về sức mạnh của đám đông, chúng ta có một câu chuyện quen thuộc như sau:

  • Trong một thị trường tăng giá lâu dài và mạnh mẽ của một tài sản nào đó, công chúng sẽ tin rằng xu hướng này không thể kết thúc. Suy nghĩ lạc quan như vậy có thể khiến cho đám đông chủ quan quá mức, gây ra sự hưng phấn và đổ xô vào thị trường để mua loại tài sản đó. Đây còn được gọi là tâm lý tham lam.
  • Ngược lại, nỗi sợ hãi xuất hiện ở các nhà đầu tư khi họ bắt đầu cảm thấy thị trường không mạnh như kỳ vọng. Các lệnh bán ra dần xuất hiện, và sau đó chuyển sang bán tháo hoản loạn và khiến cho thị tường sụp đổ.

Tham lam và sợ hãi cũng chính là hai trạng thái tâm lý thị trường quan trọng nhất, khiến cho các đợt biến động bất thường xảy ra. Hai trạng thái tâm lý này trên thực tế xuất phát từ một khái niệm không được hay ho cho lắm – “hành vi bầy đàn”.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Chúng ta đều hiểu rằng mỗi cá nhân có thể có những suy nghĩ khác nhau, cảm xúc khác nhau và những dự đoán khác nhau về thị trường. Nhưng trên thực tế, kể cả những người điềm tĩnh nhất, lý trí nhất cũng có thể bị cảm xúc lấn át khi đồng nghiệp hay những người xung quanh họ hành xử giống nhau.

Ví dụ, trong một xu hướng tăng giá, anh em biết rằng xu hướng này có thể sớm kết thúc. Thế nhưng nhìn xung quanh, anh em thấy bạn bè, đồng nghiệp, ai ai cũng mua vào và nói rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Hoàn cảnh này rất có thể sẽ khiến anh em nghi ngờ phán đoán của mình và cũng sẽ có những hành vi giống với đám đông.

Về bản chất, hành vi này xuất phát từ việc con người luôn mong muốn trở thành một phần của cộng đồng, với các chuẩn mực chung của xã hội. Việc hành động giống với người khác là biểu hiện của nỗi sợ cô độc, và đôi khi là sợ bỏ lỡ (FOMO) – hai nỗi sợ này cũng có thể nói chính là một dạng tài chính hành vi của cá nhân.

Fomo cũng là một dạng tài chính hành vi, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường

Như vậy, chúng ta có thể tổng kết lại rằng tài chính hành vi sẽ thúc đẩy một cá nhân hành động, và cũng là động lực tạo lên hiệu ứng đám đông. Sau đó, sức mạnh của đám đông sẽ hình thành lên tâm lý thị trường nói chung, cuối cùng thúc đẩy sự biến động khó lường của giá cả.

3. Vai trò của tâm lý thị trường trong giao dịch

Đối với vị thế là một nhà giao dịch cá nhân, chắc hẳn anh em cũng có những quan điểm, những dự đoán của riêng mình đối với thị trường. Tuy nhiên anh em cần nhớ rằng quan điểm của chúng ta không phải lúc nào cũng đúng, mà thị trường được thúc đẩy bởi đám đông.

Chính vì vậy, việc chúng ta cần làm là hiểu được tâm lý thị trường tác động cụ thể như thế nào đến chuyển động của giá cả, và chúng ta cần làm gì với từng trạng thái tâm lý thị trường.

3.1. Cách tâm lý thị trường ảnh hưởng đến giá cả

Chúng ta đã phân tích rằng tài chính hành vi là động lực sâu xa hình thành nên tâm lý thị trường, mà bản chất của tài chính hành vi là cảm xúc quyết định đến hành động. Điều đó có nghĩa là tâm lý thị trường không chỉ là cảm xúc và quan điểm, mà nó được các nhà giao dịch chuyển hóa thành hành động.

  • Khi tâm lý thị trường đa số cho rằng giá sẽ tăng, các nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh mua và đẩy giá tăng lên.
  • Ngược lại, khi tâm lý thị trường là giảm giá, các nhà giao dịch sẽ bán ra khiến cho giá giảm xuống.

Đây chính là nguyên lý rất đơn giản về cách tâm lý thị trường tác động đến giá cả. Tuy nhiên, anh em cần lưu ý rằng rất hiếm khi, hoặc thậm chí không bao giờ có trường hợp tâm lý thị trường hoàn toàn đồng thuận tăng giá hoặc giảm giá, mà luôn luôn tồn tại hai tâm lý đối nghịch nhau.

Nếu phần lớn thị trường cho rằng giá tăng, khi đó ta mới có tâm lý thị trường tăng giá, và nếu đa số cho rằng giá sẽ giảm thì ta có tâm lý giảm giá. Việc đo lường tâm lý thị trường có thể được hỗ trợ bởi các chỉ báo tâm lý, hoặc tự mình phân tích và phán đoán dựa trên các dữ liệu kinh tế cơ bản.

Để hiểu hơn về cách phân tích tâm lý thị trường, anh em có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé:

3.2. Ứng dụng của tâm lý thị trường đối với Trader

Tâm lý thị trường là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà phân tích cơ bản. Trên thực tế, các dữ liệu kinh tế trong quá trình phân tích cơ bản cũng chính là cơ sở quan trọng quyết định đến trạng thái tâm lý thị trường.

Tuy nhiên, anh em cần lưu ý là tâm lý thị trường không phải lúc nào cũng “đồng pha” với dữ liệu phân tích cơ bản, vì suy cho cùng, tâm lý thị trường là cảm xúc, mà cảm xúc thì không có một quy luật nào nhất định.

Không chỉ phân tích cơ bản, đôi khi các nhà phân tích kỹ thuật cũng có thể sử dụng kết hợp tâm lý thị trường, vì dữ liệu này có thể ảnh hưởng đến các chỉ báo kỹ thuật, đôi khi làm nó hoạt động sai lệch. Hoặc ngược lại, đôi khi các chỉ số kỹ thuật cũng chính là cơ sở tác động ngược lại đến tâm lý thị trường, khiến cho giá phản ứng theo quy luật.

Giá phá vỡ các chỉ báo một cách bất thường có thể là kết quả của tâm lý thị trường

Cuối cùng, tâm lý thị trường cũng được áp dụng cho các nhà đầu tư trái ngược (contrarian). Đây là những người thích giao dịch theo hướng ngược lại so với sự đồng thuận phổ biến, và tâm lý thị trường sẽ là công cụ hữu hiệu cho họ khi sử dụng phương pháp này.

Ví dụ, khi tâm lý thị trường đang là tăng giá, các nhà giao dịch ngược sẽ vào một lệnh bán. Một huyền thoại tiêu biểu cho phương pháp này chính là Warren Buffett, với một câu nói cũng huyền thoại không kém – “hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”.

Nhìn chung, tâm lý thị trường có thể ứng dụng trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, anh em cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó, cũng như hiểu và biết cách sử dụng các chỉ báo tâm lý như VIX, báo cáo COT…

3.3. Ví dụ về tâm lý thị trường trong thực tế

Chúng ta có một ví dụ vào tháng 12 năm 2018 trên thị trường tài chính Mỹ, khi tâm lý thị trường chuyển sang giảm giá khi có nhiều yếu tố khác nhau “gây khó chịu” cho các nhà đầu tư.

Thời điểm đó, thị trường lo ngại rất nhiều về tăng trưởng thu nhập của các công ty trong S&P500, nền kinh tế thì đang chậm lại rõ rệt. Đồng thời, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn dai dẳng đã làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm lý thị trường.

Kết quả, thị trường chứng khoán Mỹ đã có tháng 12 tồi tệ nhất kể từ năm 1931, chỉ số S&P500 giảm 9,2% trong tháng, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 8,7% so với cùng kỳ. Chỉ số High – Low của S&P500 cũng giảm xuốn g dưới 30 và duy trì ở mức gần 0, cho thấy mức độ tâm lý giảm giá đang bao trùm thị trường tại thời điểm đó (High – Low là một chỉ báo tâm lý thị trường – mức dưới 30 là tâm lý giảm giá).

Tâm lý thị trường giảm giá thời điểm tháng 12 năm 2018

Qua ví dụ này, anh em cũng có thể thấy được mối liên kết giữa kinh tế cơ bản và tâm lý thị trường. Khi nền kinh tế lao đao, tâm lý thị trường chắc chắn sẽ diễn biến xấu, từ đó kéo thị trường rơi vào suy thoái.

4. Kết luận

Tâm lý thị trường là một phạm trù rất quan trọng để phân tích thị trường, đồng thời cũng là một công cụ để anh em sử dụng cho các chiến lược của mình. Nếu biết cách kết hợp nghiên cứu tâm lý của thị trường cùng với các phương pháp phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản, anh em sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...