Tất tần tật kiến thức cơ bản và cần thiết nhất giúp trader giao dịch đường xu hướng (trendline) hiệu quả
Trendline (đường xu hướng) mà một trong những công cụ kỹ thuật đơn giản được nhiều trader sử dụng. Đa phần trader dùng trendline để đi theo xu hướng. Tuy nhiên thực tế trendline mang tính chủ quan khá cao, đó cũng là lý do vì sao trendline chưa thực sự được sử dụng một cách hiệu quả.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho các anh em trader những kiến thức quan trọng liên quan đến trendline mà chúng ta cần phải biết để giao dịch được tốt hơn.
Tầm quan trọng của việc vẽ đường xu hướng
Trendline cho chúng ta biết được xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường, khi nào thị trường đạt tới trạng thái quá mua quá bán, cho thấy điều kiện thị trường đi ngang, hoặc thể hiện những vùng kháng cự hỗ trợ.
Chúng ta không có cách vẽ đường xu hướng nào thực sự gọi là chuẩn cả, mà chúng ta cần cân nhắc các yếu tố liên quan để vẽ đường đường xu hướng cho hợp lý. Có 3 yếu tố mà ta cần cân nhắc đó là biến động giá, khối lượng và mối quan hệ giữa biến động giá và khối lượng.
Động lượng sẽ được thể hiện thông qua góc hướng lên hoặc xuống của các nến trên biểu đồ. Vì nếu dùng mắt thường thì đôi khi chúng ta sẽ bị những biến động giá nhỏ làm cho ảnh hưởng, nên trendline sẽ là công cụ giúp chúng ta nhận thấy được độ dốc và hướng mà thị trường đang di chuyển.
Ta vẽ đường xu hướng qua các đáy hoặc định để thể hiện xu hướng chính, trung hạn và ngắn hạn
Hình trên ta thấy, đường hỗ trợ (hoặc đường cầu) là đường xác định xu hướng tăng giá bằng cách đi qua 2 điểm hỗ trợ liên tiếp như đường A-C và đường D-1.
Đường thể hiện vị trí quá mua là đường song song với đường hỗ trợ và đi quá điểm kháng cự đầu tiên (xen giữa 2 điểm hỗ trợ liên tiếp) trong xu hướng tăng. Như đường B-E ở hình trên.
Hình trên cho thấy đường kháng cự (hoặc đường cung) thể hiện xu hướng giảm bằng cách vẽ đường xu hướng qua 2 điểm kháng cự liên tiếp như đường I-K và I-6.
Đường thể hiện vị trí quá bán là đường vẽ song song với đường kháng cự và đi qua điểm hỗ trợ đầu tiên (xen giữa 2 đỉnh liên tiếp) trong hình trên. Là đường J-L ở hình trên.
Nguyên tắc vẽ đường xu hướng
Chúng ta lưu ý 2 nguyên tắc sau:
- Vẽ một đường xu hướng mới bằng cách kết nối điểm bắt đầu xu hướng với một điểm xoay hợp lệ.
- Điều chỉnh đường xu hướng khi hành động giá tiếp theo diễn ra.
Vẽ một đường xu hướng mới bằng cách kết nối điểm bắt đầu xu hướng với một điểm xoay hợp lệ
Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể vẽ được một đường xu hướng mới nếu không có một điểm xoay hợp lệ. Trước hết ta cần có một xu hướng đã hình thành như vậy một đường xu hướng tăng thì phải có ít nhất 2 đáy, với đáy sau cao hơn đáy trước.
Hình trên ta thấy, đường trendline bên trái không hợp lệ do lúc ta vẽ đường xu hướng, thị trường chưa có xu hướng hợp lệ. Còn đường xu hướng bên phải là hợp lệ. Có nghĩa là giá phải nằm trên đỉnh cao trước đó và được hình thành từ đáy hợp lệ thì ta mới tiến hành vẽ trendline được.
Điều chỉnh đường xu hướng khi hành động giá tiếp theo diễn ra
Ví dụ xu hướng tăng, nếu ta thấy xu hướng tăng trong một khoảng thời gian và sau đó tăng mạnh hơn. Thì trong điều kiện này chúng ta phải điều chỉnh lại đường xu hướng để phù hợp với hành động giá mới được thiết lập.
Như hình bên dưới:
Nếu đường xu hướng bị phá vỡ, một được xu hướng thoải hơn có thể được hình thành. Như hình bên dưới:
Tiếp tục, anh em nhìn hình bên dưới để chúng ta phân tích các đường xu hướng này trong biểu đồ này:
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Có thể thấy rằng, sau khi phản ứng với B, ta có thể xác định A và C là 2 đỉnh rõ ràng. Theo đó, nếu ta vẽ 1 đường đi qua 2 đỉnh này có thể giúp chúng ta xác định được vùng đỉnh tiếp theo. Tuy nhiên nếu nó phá qua đường này với động lượng mạnh (có thể dựa vào việc khối lượng tăng mạnh) sẽ cho ta manh mối về đảo chiều xu hướng. Như E và F đã phá vỡ đường cung này thành công, vì cả nến và khối lượng đều tăng mạnh.
Giá tăng mạnh từ G cho phép ta vẽ đường xu hướng tăng E-G. Ta thấy đà tăng được đẩy nhanh sau đó giảm dần về phía đường xu hướng tăng giá này. Đây là sự điều chỉnh bình thường. Giá đã được giữ được xung quanh đường xu hướng này (H). Giá sau đó tăng nhanh hơn nữa thể hiện bằng việc giá đóng cửa lên phía trên đỉnh cao trước đó.
Sau khi tăng từ điểm H, chúng ta tiếp tục điều chỉnh lại đường xu hướng do đà tăng này càng ngày càng mạnh. Điểm 1 cho thấy giai đoạn tăng giá mới. Điểm 2 đã phản ứng với đường xu hướng như một ngưỡng hỗ trợ.
Cách xác định một đường trendline mạnh
Các yếu tố để xác định một đường xu hướng quan trọng:
- Số lần chạm hoặc tiếp cận đường xu hướng càng nhiều thì đường xu hướng càng quan trọng.
- Thời gian hình thành đường xu hướng càng lâi thì nó càng quan trọng.
- Một đường xu hướng càng dốc thì càng khó duy trì, nó có khả năng bị phá vỡ. Một đường trendline dốc đứng sẽ không quan trọng bằng một đường trendline di chuyển từ từ.
- Sử dụng đường xu hướng trong giao dịch
Chúng ta sử dụng trendline để đánh giá những việc sau:
- Hỗ trợ cho trader sự phản ứng giá tại trendline
- Xác định kháng cự hỗ trợ động
- Xác định xu hướng và sự thay đổi của xu hướng
- Xác định vùng quá mua quá bán khi sử dụng kênh giá
- Việc giá vi phạm đường xu hướng thường xuyên có thể thấy rằng lực cung hoặc cầu đang trở nên cạn kiệt, cho thấy chuyển động giá đang có sự thay đổi về tốc độ hoặc có nguy cơ bị đảo chiều.
Như hình trên ta thấy giá tôn trọng đường xu hướng và cho chúng ta những điểm phản ứng với đường hỗ trợ tốt.
Hình trên ta thấy đường xu hướng (đường cung) song song cho ta thấy những điểm quá mua của thị trường. Hình bên dưới cho thấy khi xu hướng đi vào cạn kiệt, giá phá vỡ trendline là dấu hiệu xu hướng thay đổi:
Mời anh em tham khảo bài viết nhé!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .