Tìm hiểu về chỉ báo Demarker? Hướng dẫn tính chỉ báo DeMarker nhanh chóng

Chỉ báo DeMarker được biết đến là một trong những chỉ báo được thiết lập mặc định và có sẵn trong phần mềm MT4.

Tìm hiểu về chỉ báo Demarker? Hướng dẫn tính chỉ báo DeMarker nhanh chóng

Chỉ báo DeMarker được biết đến là một trong những chỉ báo được thiết lập mặc định và có sẵn trong phần mềm MT4. Tuy nhiên, trong giao dịch không phải trader nào cũng hiểu rõ về chỉ báo này, nhất là các trader mới vào nghề. Vậy chỉ báo DeMarker là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Chỉ báo DeMarker là gì?

Chỉ báo DeMarker hay có tên gọi khác là DeM, được biết đến như một chỉ báo tương tự RSI hoặc Stochastic. Chỉ báo kỹ thuật này thuộc nhóm chỉ báo đo lường động lượng. Cha đẻ của chỉ báo DeMarker là  Thomas DeMark. Ông vừa là người đã tạo ra nhiều công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng thế giới.

Đặc điểm của Chỉ báo DeMarker

Chỉ báo DeMarker sẽ giúp các trader tận dụng một cách triệt để các xu hướng giá sắp xảy ra bằng cách cung cấp các tín hiệu xác định khi nào nên tham gia thị trường, hoặc khi nào nên bán hoặc mua một hàng hóa, hay tài sản trong thị trường ngoại hối.

Vì các tín hiệu của nó dự báo sự thay đổi sắp xảy ra trong xu hướng giá, đây được xem là chỉ báo này được coi là một chỉ báo dẫn dắt.

Trong quá trình giao dịch, các trader chuyên nghiệp thường được sử dụng kết hợp chỉ báo DeMarker với các tín hiệu khác để tăng tính. Đồng thời, chỉ báo DeMarker thường được sử dụng để xác định đỉnh, đáy thị trường và đánh giá mức độ rủi ro.

Chỉ báo DeMarker có thể được áp dụng cho bất kì khung thời gian nào, mặc dù được tạo ra bằng các thanh giá hàng ngày, nhưng vì nó dựa trên dữ liệu giá tương đối nên vẫn thành thạo tính năng này.

Được xem tương tự chỉ báo RSI, song điểm khác biệt giữa RSI và DeMarker ở chỗ, RSI là chỉ báo dao động được biết đến nhiều nhất, trong khi đó, chỉ báo DeMarker tập trung vào mức giá cao và thấp trong giai đoạn thay vì chỉ tập trung vào mức giá đóng cửa.

Một trong những ưu điểm vượt bật của chỉ báo DeMarker so với các chỉ số khác là ít bị biến động như tỷ lệ thay đổi ROC.

Tìm hiểu về chỉ báo Demarker? Hướng dẫn tính chỉ báo DeMarker nhanh chóng

Vị trí của chỉ báo DeMarker nằm ở đâu trên MetaTrader 4?

Công thức tính chỉ báo DeMarker

Chỉ báo Demarket được cấu thành theo các bước sau.

  1. Chọn một giai đoạn X nào đó (giá trị mặc định trên Metatrader 4 là 14. Trader có thể chọn X dài hơn hoặc ngắn hơn. X ngắn sẽ nhạy cảm hơn với giá nhưng xuất hiện nhiều tín hiệu nhiễu, X dài ít nhạy cảm với giá nhưng ít tín hiệu nhiễu)
  2. DeMax = Lấy đỉnh giá kỳ X – đỉnh giá kỳ X trước (X-1) để lấy hiệu số lớn hơn 0. Trường hợp hiệu số này =< 0 thì DeMax = 0
  3. DeMin = Lấy đáy giá kỳ trước (X-1) – đáy giá kỳ này để lấy hiệu số lớn hơn 0. Trường hợp hiệu số này =< 0 thì DeMin = 0
  4. DeM = MA của DeMax / (Ma của DeMax + MA của DeMin)

Ở đây, MA được nhắc đến chính là chỉ báo Moving Average hay còn gọi là đường trung bình động.

💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

Chiến lược giao dịch với DeMarker

Trên thực tế, thông thường sẽ có tới 3 chiến lược sử dụng Demaker. Các trader có thể tham khảo các chiến lược cao và cân nhắc sử dụng:

  • Bắt đỉnh / đáy (timing)
  • Giao dịch theo xu hướng trong ngày
  • Kết hợp với On Balance Volume (OBV)

Một trong những công cụ để xây dựng chiến lược giao dịch theo xu hướng được kể đến là công cụ Demarker được và được đánh giá chiến lược rất tốt.

Những đường cong của Demarker được mệnh danh là những công cụ tốt trong việc đo lường bản chất của xu hướng. Do đó, người chơi sẽ xây dựng quy trình 3 bước để nhận diện và giao dịch theo xu hướng bằng những đường dao động (Oscillator) của Demarker.

Ta có thể tiến hành ba bước như sau:

  • Chuyển qua khung M15 và tìm kiếm giai đoạn mà Demaker dao động theo mô hình con rắn (như hình bên dưới)
  • Sau khi hình thành xong con rắn, Demarker sẽ di chuyển xuống dưới mức quá bán 0.1.
  • Ngay khi Demarker breakout lên mức 0.1 thì vào lệnh BUY.

Kỳ thực, để có được chiến lược giao dịch này sẽ bắt đầu xoay quanh câu chuyện về  hai khái niệm nỗ lực và kết quả. Trên thực tế, ý tưởng của  Thomas Demark là xây dựng một công cụ đo lường sức mạnh thực sự của xu hướng. Khi Chỉ báo Demarker đang hoạt động theo mô hình con rắn. Cũng chính là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang tích lũy sức mạnh. Nghĩa là  xu hướng hiện tại của thị trường đang rất mạnh và cực kỳ bền vững và không dễ gì phá đi được.

Một khi con rắn biến mất, giá trị của Demarker sẽ bắt đầu quay về và giảm xuống 1 mạch về vùng quá bán 0.1, đồng nghĩa là nỗ lực giảm sau xu hướng tăng cực mạnh => nỗ lực lớn.

Lúc này, giá xem, giá chỉ có thể gọi là điều chỉnh, giảm không nhiều so với xu hướng tăng trước đó => không có kết quả.

Như vậy, nỗ lực đạp giá, nhưng kết quả giá lại cho thấy nội lực xu hướng vẫn còn rất mạnh, bởi vấn đề không giảm sâu. Và kết quả tất yếu là giá sẽ còn tăng trong tương lai.

Kết luận

Nói tóm lại, chỉ báo Demarker là chỉ báo quan trọng và mang lại nhiều tín hiệu hữu ích trong quá trình giao dịch của một trader. Mặc dù, được xem tương tự RSI, Stochastic, tuy nhiên, DeMarker vẫn ở hữu những ưu điểm riêng cho mình. Trong quá trình giao dịch, các trader nên chú ý để thiết lập cũng như tính toán chỉ báo này cho chính xác. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về chỉ báo DeMarker. Chúc các bạn giao dịch thành công.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...