Tính thanh khoản là gì? Cán cân đo lường sức khỏe thị trường Forex

Bạn có biết rằng một trong những nguyên tắc căn bản nhất để chiếm được ưu thế trong thị trường forex là hiểu được và nắm bắt tính thanh khoản trong thị trường đó? Thị trường thanh khoản cao thì trader có lợi như thế nào?

Tính thanh khoản là gì? Cán cân đo lường sức khỏe thị trường Forex

Tính thanh khoản là gì ? Hay tính lỏng là gì? Bất cứ trader nào vừa mới bước chân vào thị trường forex cũng sẽ bỡ ngỡ vô cùng với rất nhiều khái niệm và thuật ngữ khác nhau, trong đó có tính thanh khoản là gì và ý nghĩa của tính thanh khoản trong giao dịch.

Tuy nhiên, để thực sự tồn tại lâu dài và chiếm được ưu thế trong ngành giao dịch, điều đầu tiên đòi hỏi trader phải nắm bắt được chính là hiểu về tính thanh khoản là gì của thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng.Việc hiểu được khái niệm và ý nghĩa của thuật ngữ này là điều đặc biệt quan trọng.

Bài viết này sẽ giúp trader hiểu được tính thanh khoản là gì và cùng với đó, chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa của tính thanh khoản cũng như đưa ra cách phân loại/ sắp xếp tính thanh khoản giảm dần để trader có khả năng kiểm soát được mọi rủi ro không mong muốn.

Tính thanh khoản là gì?

1. Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản là gì ?

Tính thanh khoản là gì ? Tính thanh khoản hay thanh khoản – hay nhiều trader còn gọi là tính lỏng – là một khái niệm trong tài chính để chỉ mức độ mà một loại tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không bị ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của loại tài sản đó.

Trong kinh doanh nói chung, các loại tài sản được sắp xếp tính thanh khoản giảm dần theo thứ tự như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho.

Tóm lại, trader có thể hiểu đơn giản tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi loại tài sản nào đó thành tiền mặt. Cũng chính vì định nghĩa như vậy, tiền mặt đương nhiên là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, tiền mặt được sử dụng để giao dịch rất nhanh chóng với bất kỳ khối lượng nào mà không hề bị mất đi giá trị.

Ngược lại, hàng tồn kho trong các doanh nghiệp chẳng hạn, là các sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn phân phối, tiêu thụ và thu hồi trong một khoảng thời gian dài rồi mới có thể chuyển thành khoản phải thu và rồi khoản phải thu mất thêm một khoảng thời gian nữa mới được chuyển thành tiền mặt.

Tính thanh khoản còn được gọi là tính lỏng, hoặc tính lưu động.

2. Ý nghĩa tính thanh khoản trong thị trường Forex

Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm thanh khoản là gì trong ngành tài chính, vậy cụ thể trong thị trường forex thì tính thanh khoản được áp dụng như thế nào? Trong thị trường forex, các cặp tiền được chia thành hai nhóm sắp xếp tính thanh khoản giảm dần như sau:

2.1 Các cặp tiền có tính thanh khoản cao

Đây là các cặp tiền có thể được mua bán với khối lượng lớn mà không làm tỷ giá hoặc giá thị trường của cặp tiền đó thay đổi nhiều. Nhóm này bao gồm các cặp tiền có khối lượng lớn và quan trọng nhất thị trường, ví dụ như: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, EUR/GBP, AUD/USD, USD/CAD, USD/CHF và NZD/USD.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

2.2 Các cặp tiền có tính thanh khoản thấp

Ngược lại, những cặp tiền nào bị biến động giá mạnh khi có khối lượng mua bán lớn diễn ra là những cặp tiền có tính thanh khoản thấp. Nhóm này bao gồm các cặp tiền nhỏ và ít người giao dịch ví dụ như cặp PLN/JPY chẳng hạn.

Tính thanh khoản là gì ? – thước đo sức khỏe của thị trường

3. Tầm quan trọng trong thị trường Forex của tính thanh khoản là gì ?

Qua các phân tích bên trên, trader chắc chắn đã hiểu được phần nào bản chất và khái niệm của tính thanh khoản. Tuy nhiên, tại sao nó lại quan trọng như vậy? Hoặc tại sao nó là tiêu chí hàng đầu mà trader phải để ý đến khi bước vào thị trường?

Đơn giản bởi vì thị trường nào tính thanh khoản càng nhanh thì sẽ mang lợi rất nhiều lợi ích

3.1 Bảo vệ quyền lợi cả 2 bên trong giao dịch

Một thị trường có tính thanh khoản cao sẽ đảm bảo được tính “công bằng” trong giao dịch. Chúng tôi sẽ giải thích rõ thêm về sự “công bằng” này. Thanh khoản cao đồng nghĩa với việc cặp tiền đang rất dễ bán ra/mua vào, thị trường nhộn nhịp sôi nổi do có rất nhiều người sẵn sàng mua và bán.

Trong một thị trường tấp nập có rất nhiều người mua và người bán như vậy, cả bên mua lẫn bên bán đều có thể giao dịch với mức giá hợp lý, thuận mua vừa bán. Tất cả điều đó tạo nên một thị trường “công bằng” hoặc “cân bằng” và bảo vệ quyền lợi tất cả những người tham gia.

Tính thanh khoản là gì ? – Yếu tố bảo vệ quyền lợi của cả phe mua và phe bán

3.2 Dấu hiệu cho thấy thị trường ổn định

Đối với dân giao dịch, không gì đáng lo ngại hơn việc thị trường biến động với sắc xanh sắc đỏ hỗn loạn. Rất đáng sợ! Càng đáng sợ hơn là khi thanh khoản yếu, các cá mập (ám chỉ một trader nắm giữ một khối lượng lớn sản phẩm) có khả năng thao túng giá do vị thế khổng lồ của họ.

Ngược lại, điều này sẽ không xảy ra ở thị trường có tính thanh khoản cao bởi vì khối lượng giao dịch trong thị trường như vậy là rất lớn. Thật sự rất khó để một cá nhân, tổ chức, hoặc một lệnh giao dịch “khổng lồ” nào đó có thể làm điên đảo được thị trường. Bạn có thể tưởng tượng những tác động thao túng đó chỉ như giọt nước nhỏ rơi xuống ao nước vậy.

💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Đọc thêm