Trader nên dành bao nhiêu thì giờ trước màn hình giao dịch? Đâu là cách quản lý thời gian tối ưu nhất?
Bạn thường cần bao nhiêu thời gian để nghiên cứu các biểu đồ và theo dõi thị trường tiền tệ? Tôi chắc rằng nhiều người trong số các bạn khi mới bắt đầu sự nghiệp giao dịch của mình thực sự đã dán mắt vào màn hình máy tính của mình liên tục mỗi ngày, bị ám ảnh bởi các biểu đồ, uống một lượng lớn cà phê và đặt lệnh suốt cả ngày, nhưng đây có phải là cách tiếp cận thực tế duy nhất?
Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn một cách khác để theo dõi biểu đồ của bạn, sử dụng các phương pháp và công cụ khác nhau để phát triển một cách tiếp cận giao dịch linh hoạt, bình tĩnh và hiệu quả hơn nhiều. Tôi sẽ cho bạn thấy rằng, bạn không nên dán mắt vào màn hình giao dịch cả ngày mà vẫn sử dụng thời gian hợp lý.
1.Khung thời gian và các cặp tiền
Các khung thời gian mà bạn sử dụng khi giao dịch sẽ xác định tần suất mà bạn kiểm tra các biểu đồ. Vì vậy, không cần nói thì bạn cũng hiểu rằng, nếu bạn giao dịch trên biểu đồ M5 thì bạn phải kiểm tra biểu đồ thường xuyên hơn nhiều, so với khi bạn giao dịch trên khung D1.
Khối lượng công việc của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng cặp tiền bạn giao dịch, tức là bạn càng trade nhiều cặp, bạn càng phải phân tích nhiều biểu đồ. Điều này không có nghĩa là bạn không thể giao dịch 20 cặp trở lên. Điều đó đơn giản có nghĩa là, bạn phải có một hệ thống được tạo sẵn để bạn có thể theo dõi từng cặp tiền một cách hiệu quả. Giả sử khi giao dịch trên khung M15 thì hơi khó để theo dõi 20 cặp tiền, nhưng khi bạn thao tác trên khung D1, mọi việc sẽ tiện lợi hơn.
2. Phân tích
Theo thời gian, bạn sẽ phát triển chuyên môn và sự tự tin của mình để có thể phân tích thị trường một cách nhất quán và nhanh chóng. Việc biết vị trí và thời điểm để "săn lùng" một giao dịch, cũng như khi nào nên sử dụng các khung thời gian thấp hơn một cách hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để xem chart.
Đó là chưa kể, những trader nào theo dõi thị trường sát sao và trong thời gian dài không bị gián đoạn có thể trở thành nạn nhân của việc mở các vị thế không hợp lý. Điều này có thể là do thực tế là họ cảm thấy áp lực PHẢI mở một vị thế sau một thời gian dài quan sát biểu đồ.
Vì vậy, bạn cần biết mình sẽ tìm kiếm các tín hiệu giao dịch ở đâu và khi nào. Ví dụ: nếu bạn giao dịch theo giao cắt với đường MA 200, tất nhiên, nếu giá ở rất xa so với đường MA này, thì bạn hiểu rằng, 10 cây nến tiếp theo sẽ không có ý nghĩa gì, và bạn sẽ không lãng phí thời gian cũng như sự chú ý của mình.
3. Cảnh báo giá và lệnh chờ
Cảnh báo giá (price alert) đóng một vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian cần thiết để phân tích biểu đồ. Cách thức hoạt động của chúng rất đơn giản: ngay sau khi bạn đã phân tích mọi cặp tiền mà bạn muốn giao dịch, bạn có thể thiết lập tín hiệu cảnh báo ở mức giá mà bạn cho là phù hợp để mở một vị thế trong cặp tiền cụ thể đó.
Khi giá đạt đến mức mong muốn, cảnh báo giá sẽ được kích hoạt và bạn sẽ được thông báo qua email hoặc tin nhắn, sau đó bạn có thể kiểm tra cặp tiền này để biết bất kỳ tín hiệu chuyển động giá nào.
Các tín hiệu giao dịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý vị thế: bạn có thể đặt cảnh báo giá cho mức dừng lỗ, vào lệnh, chốt lời. Nghĩa là bạn có thể rời khỏi vị thế của mình và chỉ thực hiện thay đổi đối với vị thế khi giá đạt đến mục tiêu của bạn.
4. Giao dịch khi đang di chuyển
Trước sự trỗi dậy của điện thoại thông minh và máy tính bảng, giao dịch khi đang di chuyển đã trở nên rất dễ dàng và thuận tiện. Khả năng mở và đóng các vị thế hoặc điều chỉnh mức dừng lỗ tại bất cứ đâu đồng nghĩa rằng, bạn không cần phải dán mắt vào màn hình máy tính để giao dịch nữa. Giờ đây, các trader có thể giao dịch ở hầu hết mọi nơi họ muốn kể từ bây giờ.
Các biến động thị trường có thể được cập nhật nhanh chóng nhờ những tiến bộ trong công nghệ và khả năng truy cập Internet, vì thế mà giải phóng các trader khỏi màn hình của họ và mang lại cho họ một mức độ tự do mà tất cả chúng ta đều mong muốn.
5. Có một lịch trình giao dịch
Nếu bạn coi trading như một công việc kinh doanh thực sự, bạn sẽ thấy rằng, một vấn đề quan trọng và cần thiết là có một lịch trình và giờ làm việc phù hợp, cũng như hiểu khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi. Bạn rất dễ bị cuốn vào thị trường và cảm thấy như thể bạn phải theo dõi các biểu đồ 24/7 để không bỏ lỡ một giao dịch nào. Đây là một thói quen nguy hiểm, bởi vì tham gia quá nhiều vào thị trường sẽ thiêu cháy tài khoản của bạn và rất dễ làm bạn kiệt sức.
Nếu bạn thấy rằng thị trường đang bắt đầu quyết định lối sống của bạn (một ví dụ điển hình là khi bạn thức cả đêm chỉ để nắm bắt thời điểm tốt để tham gia thị trường), thì bạn đã tham gia quá sâu vào trading.
Bạn nên biết khi nào nên tạm dừng giao dịch, có thể tắt biểu đồ và ngủ một giấc thật ngon. Ngay cả khi trading là nghề nghiệp chính của bạn, hãy dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày mà lẽ ra bạn phải làm việc trên thị trường và cố gắng tuân thủ nó một cách nhất quán.
6. Nghỉ một ngày
Mỗi tuần một lần, bạn nên nghỉ giao dịch một ngày. Không đọc trên diễn đàn, không nghiên cứu chiến lược, không duyệt biểu đồ, không kiểm tra Expert Advisors. Không có gì liên quan đến trading cả.
Điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm là hòa mình vào thiên nhiên, đi dạo ở một nơi xa lạ, đọc một cuốn sách viễn tưởng, đi xem phim, dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè. Những “ngày xả hơi” như vậy sẽ giúp bộ não của chúng ta được nghỉ ngơi, xử lý những thông tin và kinh nghiệm tích lũy được để làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.
7. Bạn có dành quá nhiều thời gian để phân tích biểu đồ?
Mục đích của bài viết này là để cho bạn thấy trading linh hoạt như thế nào và bạn không cần phải dán mắt vào màn hình máy tính làm việc 24/7 để nhận được kết quả. Ngay cả khi trading là công việc chính của bạn, nó vẫn có thể được lên lịch song song với các hoạt động khác của bạn. Nó không phải kiểu "được ăn cả, ngã về không", bởi vì thị trường cho phép chúng ta chọn thời điểm giao dịch, vì vậy bạn có thể cấu trúc giờ giao dịch phù hợp với nhu cầu của mình.
Mục tiêu chính thu hút mọi người đến với trading là lời hứa về tự do tài chính và lối sống hấp dẫn, nhưng trading có thể có tác dụng ngược lại và đôi khi có thể trở thành nỗi ám ảnh khiến trader hoàn toàn kiệt quệ.
Bạn phải biết khi nào nên làm việc và khi nào nên chơi. Việc thiết lập một lệnh chờ/ cảnh báo giá sẽ mang lại cho cuộc sống hàng ngày của bạn những thói quen mà mọi trader cần để duy trì khối lượng công việc lành mạnh và hiệu quả.
Thời gian là tài sản vô giá, nhất là trong cuộc sống hiện đại của chúng ta, một ngày vốn đã tràn ngập rất nhiều công việc và hoạt động khác. Vì vậy, quản lý thời gian một cách khôn ngoan chính là chìa khóa dẫn đến thành công, cả trong trading lẫn cuộc sống nói chung!