Trading theo hành động giá

Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action) còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì việc giao dịch được thực hiện trên biểu đồ trần, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.

Trading theo hành động giá

Nền tảng của phân tích kỹ thuật chính là hành động giá. Hành động giá gồm có: xu hướng, mức giá (hỗ trợ/kháng cự) và phản ứng thị trường.

Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, được dùng để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán thông qua dữ liệu giá cả. Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action) còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì việc giao dịch được thực hiện trên biểu đồ trần, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.

Ưu - Nhược điểm của Price action

Ưu điểm:

  • Tính đơn giản trong giao dịch: không quá phức tạp như phương pháp giao dịch sử dụng chỉ báo, Price action thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường và đang tìm hiểu về phân tích kỹ thuật vì biểu đồ giá thường sẽ chỉ gồm các nến, đồ thị rất thoáng và dễ nhìn, tránh gây nhiễu cho nhà đầu tư.
  • Dễ dàng học hỏi: là phương pháp giao dịch được phát hiện từ hơn 200 năm trước bởi ​​Munehisa Homma (1724-1803) - một thương gia gạo người Nhật, việc tìm hiểu và thực hành Price action được cho là không quá phức tạp bởi nó sử dụng những yếu tố cơ bản nhất trên thị trường, giúp các nhà đầu thể xác định các xu hướng trên thị trường, giúp bạn có thể giao dịch với thị trường, thay vì chống lại nó.

Nhược điểm:

  • Việc diễn giải hành động giá mang tính chủ quan: thông thường, các nhà giao dịch có thể đưa ra các kết luận khác nhau khi phân tích cùng một hành động giá. Một nhà giao dịch có thể thấy một xu hướng giảm giá và một nhà giao dịch khác có thể tin rằng hành động giá cho thấy một sự thay đổi tiềm năng trong ngắn hạn.
  • Hành động giá trong quá khứ của một chứng khoán không đảm bảo cho hành động giá trong tương lai: do hành động giá không phản ánh rõ ràng các vấn đề như kinh tế vĩ mô hoặc phi tài chính ảnh hưởng đến chứng khoán nên vẫn tồn tại những khả năng nhà đầu tư đưa ra những quyết định sai lầm.

Một số mô hình Price Action cơ bản

Mô hình Inside Bar

Inside bar là mô hình bao gồm 2 cây nến trở lên, với cây nến đầu tiên có độ dài (kể cả bóng nến) bao bọc hoàn toàn cây nến phía sau. Cây nến đầu tiên gọi là nến mẹ (Mother Bar), cây nến sau chính là Inside Bar.

Mô hình Inside bar được chia làm 2 loại:

  • Mô hình Inside Bar tăng: cây nến lớn là cây nến giảm, cây nến nhỏ là cây nến tăng
  • Mô hình Inside Bar giảm: cây nến lớn là cây nến tăng, cây nến nhỏ là cây nến giảm

Inside bar được đánh giá là mẫu hình quan trọng và mạnh nhất của phương pháp giao dịch Price Action, được sử dụng để xác định hướng đi của thị trường, đặc biệt là các trường hợp giá đảo chiều xu hướng. Cụ thể:

  • Khi xuất hiện mô hình Inside Bar tăng => giá đang giảm sẽ có xu hướng quay đầu tăng giá.
  • Khi xuất hiện mô hình Inside Bar giảm => giá đang tăng sẽ có xu hướng quay đầu giảm giá.

Mô hình Pin Bar

Pin Bar là một cây nến có thân rất ngắn và bóng nến rất dài về một phía, phía còn lại rất ngắn hoặc không có bóng nến. Pin Bar có 2 loại:

  • Pin Bar tăng: đuôi nến nằm dưới thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)
  • Pin Bar giảm: đuôi nến nằm trên thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)

Mô hình Outside Bar

Ngược lại với mô hình Inside Bar, mô hình Outside Bar có cây nến đằng sau dài hơn và bao trùm cây nến trước đó. Mô hình này phân ra làm 2 loại:

  • Mô hình Outside Bar tăng: Cây nến nhỏ là cây nến giảm, cây nến lớn là cây nến tăng
  • Mô hình Outside Bar giảm: Cây nến nhỏ là cây nến tăng, cây nến lớn là cây nến giảm

Với thế nến này, chúng ta có thể hiểu rằng cây nến sau có lực mạnh hơn và áp đảo hoàn toàn lực của cây nến trước đó, vì thế mà giá sẽ đi theo hướng của cây nến sau. Cụ thể:

  • Khi thị trường đang giảm, xuất hiện mô hình Outside Bar tăng => có xu hướng đảo chiều tăng giá.
  • Khi thị trường đang tăng, xuất hiện mô hình Outside Bar giảm => có xu hướng quay đầu giảm giá.

Mô hình Fakey

Mô hình Fakey là sự kết hợp giữa mô hình Inside Bar và mô hình Pin Bar cũng như False Breakout (phá vỡ giả của mô hình Inside bar).

Mô hình Fakey thường có 3 hoặc 4 cây nến kết hợp với nhau. Hai cây nến đầu tiên chính là mô hình Inside Bar thể hiện sự yếu đi của xu hướng cũ. Cây nến tiếp theo có thể là Pin Bar hoặc cây nến đóng cửa nằm bên ngoài phạm vi của Mother Bar, mô hình Inside Bar bị phá vỡ. Với mô hình này, xác suất đảo chiều giá sẽ rất cao.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm