Tư bản tài chính là gì? Tầm ảnh hưởng của Financial Capital
Tư bản tài chính là gì? Financial capital hay còn gọi là tư bản tài chính, một khái niệm khá mơ hồ và mang triết lý khá thâm thúy nếu ai muốn tìm hiểu sâu về bản chất thực sự của nó.
Tư bản tài chính là gì? Financial capital hay còn gọi là tư bản tài chính, một khái niệm khá mơ hồ và mang triết lý khá thâm thúy nếu ai muốn tìm hiểu sâu về bản chất thực sự của nó. Vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc về tư bản tài chính là gì? Những biểu hiện mới của tư bản tài chính trong thời đại ngày nay và vai trò đối với nền kinh tế?
Khái niệm tư bản tài chính là gì?
V.Lênin nhận định rằng: “Tư bản tài chính là kết quả của sự liên minh hai bên giữa tư bản ngân hàng thuộc các ngân hàng độc quyền đứng đầu và các nhà công nghiệp độc quyền. Điều này có thể giải thích rằng tư bản tài chính là sự đan xen giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Để nắm rõ tư bản tài chính là gì? Chúng ta cần biết bản chất của tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp diễn ra như thế nào? Một khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phất lên, phát triển vững mạnh thì hình thành nên cac stoor chức độc quyền. Việc tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp sẽ dẫn đến việc hình thành nên các tổ chức mang tính độc quyền công nghiệp. Trong ngân hàng cũng tương tự như vậy.
Lúc này, vấn đề tài chính trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ, khi đó người nắm quyền điều hành sẽ giữ chức vụ tối cao nhất. Nguyên nhân đến từ việc quy mô kinh tế ngày một phát triển lớn mạnh trong ngành và nhu cầu về vốn ngân hàng tăng vọt nhằm phục vụ vào công việc sản xuất.
Dù từ bản tài chính được nhận định theo nhiều ý kiến khác nhau thì tóm lại bản chất của nó đều có một điểm chung tương tự là luôn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa tín dụng và sản xuất. Mối liên hệ này xã giao theo mục đích có lợi nhuận giữa các ngân hàng và các công ty lớn, điển hình là các công ty cổ phần.
Lịch sử hình thành và phát triển của tư bản tài chính
Dựa trên các tư liệu lịch sử chúng ta có thể đơn giản hóa chế độ tư bản tài chính thông qua 3 giai đoạn kinh tế như sau:
- Đầu tiên phải nhắc đến sự tích trữ sản xuất trong nền công nghiệp, từ đó làm bàn đạp cho việc hình thành các tổ chức có tính độc quyền trong các lĩnh vực công nghiệp.
- Tính độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng do quá trình tích trữ sản xuất gây ra và sự hình thành các nền công nghiệp độc quyền đã chi phối dần nền kinh tế.
Từ cái tên tư bản tài chính được hình thành là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền trong công nghiệp
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tại thời điểm này quá trình tập trung và tích trữ trong sản xuất được triển khai một cách nhanh chóng và dần mang tính độc quyền cao từ mọi loại lĩnh vực công nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân chính then chốt dẫn đến việc hình thành các tổ chức độc quyền trong xã hội lúc bấy giờ.
Mặc khác, các xí nghiệp lớn có tính cạnh tranh rất cao và gay gắt, để có thể giải quyết vấn đề này các chủ xí nghiệp đã tiến hành các thỏa thuận độc quyền trong lĩnh vực riêng của họ.
Đồng thời lúc bấy giờ các hệ thống tín dụng đang trên đà phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tạo nên một động lực thúc đẩy sự phát triển trong công cuộc tập trung sản xuất. Đặc biệt đây cũng là tiền đề để hình thành nên các công ty cổ phần và sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Cái tên liên minh độc quyền được đặt ra từ thỏa thuận giữa các nhà tư bản công nghiệp mang tính độc quyền và liên kết một chuỗi ngành dây chuyền rộng lớn thu lại lợi nhuận cao. Các tổ chức này có thể thâu tóm hầu như một phần của nền kinh tế công nghiệp thời bấy giờ.
Nguyên nhân hình thành tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng
Đi kèm với việc hình thành và phát triển các liên minh độc quyền công nghiệp, trong ngành ngân hàng cũng rất tận dụng giai đoạn này không ngừng diễn ra các hoạt động tích tụ và tập trung tư bản tiền tệ. Chứng minh cho điều này là sự giảm mạnh của các ngân hàng độc lập và các chi nhánh liên kết lại tăng lên đột ngột. Quy luật tích tụ và tập trung trong ngân hàng cũng có nhiều nét tương đồng giống như trong công nghiệp. Các ngân hàng độc lập vừa và nhỏ dần mất sự tự do và quá trình bị thôn tính hình thành nên các ngân hàng chi nhánh lớn.
Khi quá trình sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, nhưng các ngân hàng vừa và nhỏ không đủ các tiềm lực về tiền tệ để có thể thỏa mãn nhu cầu của các nhà tư bản thì họ sẽ tìm đến các ngân hàng lớn có tiềm lực lớn mạnh, thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình.
Và khi đã mất khách hàng các ngân hàng nhỏ này sẽ bị mua lại và dần được thôn tính để sáp nhập vào chuỗi chi nhánh, chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Từ đó hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
Tư bản tài chính hình thành như thế nào?
Sự hình thành của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng làm các mối quan hệ liên minh giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp dần có sự đổi mới. Các mặt liên quan dẫn đến nhiều phát sinh cho ngân hàng về vai trò và trách nhiệm nòng cốt trong liên minh.
Từ vị trí là một thành viên trung gian trong các khoản thanh toán và tín dụng, các ngân hàng lớn dần thâu tóm hầu hết quyền lực trong tay vì tiền tệ của xã hội là một quyền lực vạn năng tối cao của nền công nghiệp, khống chế và chi phối gần như mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Lấy danh nghĩa là người cho vay, các tổ chức độc quyền ngân hàng có quyền hạn cử đại diện theo dõi quá trình hoạt động sản xuất cũng như có thể xem như một đầu tư vào công nghiệp.
Tương tự đó, các tập đoàn công nghiệp cũng sẽ tìm một vài lỗ hổng để có thể thâm nhập vào ngân hàng. Các tổ chức độc quyền công nghiệp mua cổ phần của ngân hàng để có tăng sức ảnh hưởng và thêm quyền kiểm soát hoạt động của ngân hàng, kiềm hãm lại sự phát triển độc quyền của các ngân hàng trong nền kinh tế. Như vậy, nhờ vào việc xâm nhập kiểm soát lẫn nhau của độc quyền công nghiệp và độc quyền ngân hàng sẽ giúp lợi ích liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Đây sẽ là tiền đề hình thành một nền tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
Sự thống trị của các trùm tư bản tài chính thời độc quyền
Sức mạnh và tiềm lực kinh tế của tư bản tài chính ngày càng lớn mạnh và mang tính chất độc quyền đã dần chiếm giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế. Từ đó tạo ra nhiều quy luật thống trị và chi phối mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị của xã hội tư bản cũng như các nền kinh tế quốc tế.
Sự hình thành tư bản tài chính cũng dần thay đổi rõ rệt trong xã hội giai cấp lúc bấy giờ. Về mặt tư bản tài chính đây là một nhóm khá ít và mang tính độc quyền, những chủ công nghiệp và chủ ngân hàng đây là giai cấp trùm tư bản. Những thành phần đứng đầu cho nền công nghiệp tư bản có mối quan hệ mật thiết với quá trình sản xuất và quá trình tái sản xuất của tư bản xã hội.
Những tập đoàn tư bản tài chính này được gọi là chủ sở hữu tư bản, vai trò quản lý kinh doanh được giao cho những giai cấp làm thuê cấp cao. Sự kiểm soát của các trùm tư bản tài chính được thể hiện rõ nhất qua thống trị và chi phối về kinh tế, từ đó tạo nên một hệ thống cơ sở thống trị về chính trị, xã hội cũng như thâu tóm quyền lực hầu hết các mặt khác của quốc gia và thế giới.
Để luôn giữ được vị thế thống trị độc quyền trên các tập đoàn tư bản tài chính, họ đã đề ra giải pháp là thành lập ra các ngân hàng đa quốc gia, mục đích để thực hiện điều tiết tổ chức độc quyền đa ngành và tạo ra các ngân hàng nhỏ với nhiều lĩnh vực cũng như các dịch vụ liên quan giúp cho việc thâm nhập và kiểm soát nền kinh tế đa quốc gia dễ dàng hơn. Dần dần phát triển và hình thành các trung tâm tài chính lớn của thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức, Hongkong…
Một số cái tên được nhắc đến khi nói về trùm tư bản như: J.P Morgan, BNP-Paribas, Citigroup, HSBC Holdings, Goldman Sachs,…hay các gia tộc tài phiệt đầy quyền lực của Hàn Quốc như Samsung hay Hyundai,…
Bộ mặt đổi mới của tư bản tài chính trong thời đại toàn cầu hóa
Với nền tư bản chủ nghĩa hiện nay, việc khoa học kỹ thuật phát triển dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên nền kinh tế thị trường, các hoạt động thu hút đầu tư từ các quốc gia là điều không thể thiếu. Sau khi tiến vào đầu tư sẽ có thể tham gia vào sự phân công lao động và hợp tác giữa các lĩnh vực với nhau cùng nhau phát triển độc quyền và thu lợi nhuận.
Mặc khác các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang có bước tiến vượt bậc, dẫn đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành thêm nhiều lĩnh vực mới nổi bật nhất là các ngành như dịch vụ, bảo hiểm,… với tỷ trọng và nhu cầu ngày càng lớn. Để thích ứng và tận dụng nhanh chóng những biến đổi đó, quy chế tổ chức và quy luật thống trị của tư bản tài chính cũng đã dần cải tiến để có thể tiếp nhận tốt hơn.
Sự khác biệt rõ rệt trong sở hữu của tư bản tài chính
Thay đổi dễ nhận biết nhất là về cơ cấu, giá trị, cách thức huy động vốn thường mang tính quốc tế cao. Để có thể độc quyền về kỹ thuật mũi nhọn và xây dựng được vị thế trên toàn cầu, các tập đoàn tư bản tài chính cần huy động một nguồn vốn cực kỳ lớn. Đầu tiên, các chủ tư bản sẽ xác lập và thâu tóm các chuỗi xí nghiệp để hình thành một tập đoàn mang tính toàn cầu, xuyên quốc gia.
Tư bản tài chính thường sẽ sử dụng phương pháp phát hành trái phiếu nhằm gọi vốn đồng thời thu hút các ngân hàng thế giới rót vốn vào các dự án của họ. Nó cũng phát triển thị trường chứng khoán ra toàn thế giới và tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước.
Đi cạnh các xu hướng sáp nhập ngân hàng, thì việc canh tranh triệt tiêu lẫn nhau là điều không tránh khỏi, việc huy động tập trung toàn bộ vốn dưới hình thức tư bản tiền tệ cung cấp cho các nhà sản xuất thông qua ngân hàng. Từ đó tạo tiền đề cho việc hình thành các ngân hàng trung ương dần chi phối và kiểm soát các nhà tư bản tài chính sản xuất.
Bên cạnh hoạt động các hình thức phi ngân hàng cũng được phổ biến không kém kéo theo sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực kinh tế thị trường mà tiền tệ là đóng vai trò chủ chốt. Sự ra đời của công ty cổ phần kinh doanh tiền tệ là một minh chứng tốt nhất cho lập luận này khiên lượng vốn đầu tư tăng cao tạo điều kiện cho các dự án phát triển.
Quá trình liên kết và thâm nhập độc quyền giữa ngành công nghiệp và ngân hàng có sự thay đổi như thế nào?
Phạm vi liên kết được mở rộng lên toàn cầu, đồng thời việc xâm nhập và kiềm chế vào nhau giúp ổn định nền tảng thị trường, mở rộng ra nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Giải thích cho việc này là do các tập đoàn tư bản tài chính được tổ hợp từ nhiều tầng lớp đa dạng công – nông – thương – tín – dịch vụ hay công nghiệp quân sự, dịch vụ quốc phòng.
Nội dung của liên kết được mở rộng và phủ sóng trên mọi lĩnh vực. Ví dụ, ngân hàng cho công nghiệp rót vốn cho các tập đoàn tài chính vay và đảm bảo tín dụng cho nó kinh doanh đôi bên đều có lợi.
Lĩnh vực phát hành chứng khoán và cơ chế tham dự đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư bản tài chính
Để có thể chiếm lĩnh và xây dựng sự uy tín trên thị trường thế giới, các ngân hàng đầu tư đã phát hành chứng khoán và buôn bán chứng khoán với quy mô lớn, quản lý vốn của các công ty đầu tư, các quỹ hưu trí và từ thiện,… mục đích là tạo tiền đề hình thành số cổ phiếu khống chế.
Đồng thời cơ chế tham dự cũng có nhiều thay đổi, tư bản tài chính sẽ phát hành các cổ phiếu số lượng lớn nhưng giá trị tiền tệ lại không quá cao đang xen thâm nhập vào nhau làm cho số cổ đông tăng lên dần đề cao tính xã hội hóa.
Những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây chấn động lịch sử
Từ khi tư bản tài chính được hình thành, sau những phát triển kinh tế vượt bậc thì giai đoạn suy thoái kinh tế cũng diễn ra rất nhiều. Ví dụ, cuộc Đại Khủng Hoảng năm 1929.
Theo số liệu thống kê từ thời kỳ 1970 – 2007, đã có ít nhất 124 cuộc khủng hoảng ngân hàng, 208 cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái và 63 cuộc khủng hoảng nợ nhà nước hay còn gọi là nợ quốc chủ.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu gần nhất năm 2008 – 2009, được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933, thời điểm này các ngân hàng lớn dần đi vào bờ vực phá sản hoặc đã sụp đổ hoàn toàn mà nổi bật là Lehman Brothers.
Đi kèm sự khủng hoảng đã làm chậm quá trình vay vốn và tín dụng gây ra tình trạng “đói tín dụng” thị trường chứng khoán bị mất giá và giá tiền tệ cũng giảm với quy mô lớn. Điều này dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia đang phát triển và bị đẩy đến bến bờ vực nguy cơ vỡ nợ (Hy Lạp, Italia …). Buộc chính phủ các nước trên thế giới phải có các biện pháp rót vốn để có thể kiểm soát và phục hồi nền kinh tế.
Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng đó là: Vốn và tín dụng của các ngân hàng đưa cho các nhà tư bản là quá dễ dãi dẫn đến các khoản nợ chồng chất, gây ra nhiều hệ lụy về sau như nạn đầu cơ tích trữ và bong bóng tài sản làm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất. Khủng hoảng từ các trung tâm kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu.
Sau mỗi cuộc khủng hoảng, thế giới sẽ thành lập các nhóm thảo luận về các vấn đề kinh tế và các chính sách để có thể hồi phục nền kinh tế một cách nhanh chóng.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của tư bản tài chính đối với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới hiện đại. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn tồn tại một số rủi ro có nguy cơ bộc phát dẫn đến mất kiểm soát, biểu hiện rõ nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đáng sợ. Với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn phần nào nắm được tư bản tài chính là gì? Lịch sử hình thành và tầm ảnh hưởng của tư bản tài chính đối với nền kinh tế thị trường. Đừng quên theo dõi để cập nhật các trang tin mới nhất về thị trường tài chính nhé!