Turtle Trading là gì? Phương pháp giao dịch thuần phân tích kỹ thuật

Turtle Trading là gì? Phương pháp giao dịch thuần phân tích kỹ thuật

Trong lĩnh vực đầu tư, phần lớn các nhà giao dịch thành công đều tuân thủ một bộ quy tắc cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp giao dịch Turtle Trading, cách thức hoạt động và những ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Turtle Trading là gì?

Turtle Trading (Giao dịch con rùa) là một phương pháp giao dịch theo xu hướng, được phát triển bởi “phù thủy thị trường" Richard Dennis vào thập niên 1980. Phương pháp này đã giúp ông đạt mức lợi nhuận trung bình hàng năm lên đến 120% trong suốt 19 năm, bất kể thị trường tăng hay giảm.

Turtle Trading sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật như Moving Average (MA), Donchian Channels (DC)... để xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh. Phương pháp này cũng giúp nhà đầu tư phân bổ tài sản và quản lý rủi ro, đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận trong khi hạn chế rủi ro không cần thiết.

Vì giao dịch chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật, mọi quyết định mua bán của phương pháp Turtle Trading đều dựa trên các tín hiệu rõ ràng từ dữ liệu thị trường, thay vì bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân. Điều này đảm bảo rằng nhà đầu tư luôn giao dịch theo các quy tắc cụ thể, tránh những quyết định phi lý trí do lo sợ hoặc lòng tham chi phối.

Turtle Trading được phát triển như thế nào?

Đầu những năm 1980, Richard Dennis trở nên nổi tiếng trong giới giao dịch khi biến khoản đầu tư dưới 5,000 USD thành hơn 100 triệu USD nhờ áp dụng các quy tắc giao dịch của mình.

Richard tin rằng, ai cũng có thể giao dịch thành công nếu áp dụng các quy tắc giao dịch này. Thế nhưng, đối tác của ông là Eckhardt lại nghĩ rằng thành công của Richard là may mắn, thay vì ông có năng khiếu đặc biệt.

Để chứng minh quan điểm của mình, Richard đã thực hiện một thí nghiệm. Ông đăng tin tìm những người không có kinh nghiệm tham gia vào khoá học giao dịch của mình trên các tờ báo lớn nhất của New York là The Wall Street Journal, New York Times và Barron’s. Hàng nghìn người đã đăng ký nhưng ông chỉ chọn ra 14 người để đào tạo.

Thời gian đào tạo kéo dài 2 tuần. Richard đặt tên cho nhóm học viên là “những con rùa". Ông tin rằng có thể đào tạo họ thành những nhà giao dịch thành công, tương tự như việc nuôi rùa tại các trang trại ông đã tới thăm ở Singapore. Cái tên Turtle Trading cũng được hình thành từ đây.

Kết thúc khoá đào tạo, Richard đưa số tiền trị giá 1 triệu USD của chính ông cho những học viên này để tiến hành giao dịch. Kết quả, họ đã  thành công kiếm được 175 triệu USD trong 5 năm.

Phương pháp thực hiện Turtle Trading

Đa dạng hóa đầu tư

“Không bỏ hết trứng vào một rổ" là câu nói nổi tiếng trong giới đầu tư. Giả sử nhà đầu tư đã đầu tư vào 5 loại token khác nhau và nghĩ rằng tài khoản của mình đã đủ đa dạng. Thế nhưng, 5 loại token này đều thuộc những dự án trong hệ sinh thái hoặc cùng một lĩnh vực, chẳng hạn như Liquid Staking Derivatives. Theo quy tắc Turtle Trading, tài khoản này là không đa dạng. Vậy cách đa dạng hóa đầu tư như thế nào là đúng?

Đầu tư vào nhiều hệ sinh thái khác nhau, nhiều mảng khác nhau cùng một lúc là cách mà Richard Dennis làm. Chẳng hạn, nhà đầu tư có thể đầu tư vào mảng Layer 1, Layer 2, RWAs, AI... Những mảng có độ rủi ro thấp, chẳng hạn như Layer 1 (Bitcoin, Ethereum) sẽ được ông đầu tư nhiều hơn và ngược lại.

Trend is your friend

Xu hướng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao dịch Turtle Trading. Điều này cũng đúng trong thị trường crypto khi việc nắm bắt sớm các trend mới, giúp nhiều nhà đầu tư kiếm lợi nhuận cao, chẳng hạn như Play to Earn, Move to Earn, China Narrative…

Turtles Trading sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật, nhưng chủ yếu là đường trung bình động (Moving Average), để xác định xu hướng và quyết định thời điểm tham gia và thoát giao dịch.

Phương pháp của Richard trong MA rất đơn giản. Lấy Bitcoin làm ví dụ, sử dụng đường MA 50, dùng chart D (ngày). Nếu giá Bitcoin phá đường MA 50 đi lên thì nên mua, còn giá phá xuống thì nên bán.

Kích thước vị thế

Quy luật của Turtle Trading là không mạo hiểm quá 1% đối với bất kỳ mức vị thế nào nhằm đảm bảo nhà đầu tư vẫn còn vốn để giao dịch dù thị trường biến động ra sao. Chẳng hạn, nếu số dư tài khoản là 100,000 USD, thì họ không nên mạo hiểm quá 1,000 USD cho bất kỳ giao dịch nào.

Quy tắc này giúp kiểm soát rủi ro và tránh những tổn thất nghiêm trọng. Sử dụng quy tắc rủi ro 1%, nếu nhà đầu tư bị thua lỗ trong 5 - 7 ván liên tiếp, họ vẫn còn vốn để tiếp tục giao dịch vào ngày hôm sau. Chỉ khi nhà đầu tư có 100 giao dịch thua lỗ liên tiếp, họ mới mất hết tiền giao dịch.

Ngoài ra, Turtle Trading cũng sử dụng ATR (Average True Range - chỉ số đo lường mức biến động của giá) nhằm xác định độ biến động thị trường. Thị trường càng biến động, số tiền được giao dịch càng thấp. Điều này giúp nhà giao dịch thực hiện mọi ván trade ở độ rủi ro bằng nhau.

Đây là một trong những quy tắc khó thực hiện nhất trong Turtle Trading. Do đó, Richard Dennis cho biết, dù cho quy tắc này được chia sẻ rộng rãi, vẫn có ít người có thể thực hiện được vì thiếu kiên định, kỷ luật. Quy tắc này đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư sở hữu lượng tài sản lớn và đầu tư dài hạn.

Điểm vào và ra lệnh

Turtle Trading sử dụng chỉ báo Donchian Channels để xác định điểm vào và ra lệnh. Donchian Channels cho phép nhà đầu tư biết được giá thấp nhất và cao nhất của tài sản trong khoảng thời gian cụ thể. Khi giá tài sản vượt lên trên hay xuống dưới đường Donchian Channels, một xu hướng mới đang hình thành và đây có thể là tín hiệu mua hoặc bán. Nó cũng được sử dụng trong việc đặt lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ.

Phiên bản gốc của Turtle Trading sử dụng khoảng thời gian 4 tuần để vào lệnh và 2 tuần để thoát lệnh. Nếu giá tài sản vượt lên mức Donchian 4 tuần, Richard sẽ mua vào. Nếu giá tài sản vượt xuống mức Donchian 2 tuần, Richard sẽ bán ra.

Nếu giá tiếp tục tăng, Richard có thể thực hiện mua đuổi mỗi khi giá vượt lên trên đường Donchian 4 tuần và thực hiện thay đổi mức cắt lỗ theo đó (hay còn gọi là trailing stop).

Khoảng thời gian này có thể được thay đổi để phù hợp theo chiến lược giao dịch của từng nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể sử dụng mốc thời gian 55/20, 200/10…

Ưu điểm của Turtle Trading

Turtle Trading hữu ích cho những nhà đầu tư mới tham gia thị trường hay cả những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm khi tạo ra một khung lý thuyết giao dịch, loại bỏ cảm xúc.

Tiềm năng thu được lợi nhuận cao

Turtle Trading được thiết kế để nắm bắt các xu hướng lớn trên thị trường, giúp mang lại lợi nhuận đáng kể cho những ai có thể xác định và theo dõi thành công các xu hướng này. Theo OxfordStrat, học trò của Richard Dennis đã tạo ra lợi nhuận gộp trung bình hàng năm là 80%. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào áp dụng Turtle Trading cũng đạt được mức lợi nhuận này.

Quản lý rủi ro

Turtle Trading giúp các nhà giao dịch tránh được những tổn thất nghiêm trọng và bảo toàn vốn giao dịch. Không một ai cũng như không một hệ thống nào có thể dự đoán chính xác hoàn toàn việc thị trường sẽ diễn biến ra sao vào ngày mai. Do đó, việc quản lý rủi ro là cực kỳ quan trọng trong giao dịch.

Áp dụng cho nhiều thị trường tài chính

Turtle Trading có thể được áp dụng cho nhiều thị trường tài chính như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ, crypto… Điều này là do Turtle Trading hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản về xác định xu hướng giá và quản lý rủi ro.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Nhược điểm của Turtle Trading

Dù sở hữu nhiều ưu điểm, Turtle Trading cũng có nhiều nhược điểm:

Yêu cầu kỷ luật và kiên nhẫn

Turtle Trading yêu cầu các nhà giao dịch phải có kỷ luật và kiên nhẫn vì có thể mất thời gian để các xu hướng phát triển và các giao dịch tạo ra lợi nhuận. Những nhà giao dịch thiếu kiên nhẫn có thể cần trợ giúp để tuân theo các quy tắc của hệ thống.

Bỏ lỡ cơ hội ngắn hạn

Turtle Trading được thiết kế để nắm bắt các xu hướng dài hạn trên thị trường, điều đó có nghĩa là nó có thể bỏ lỡ các cơ hội giao dịch ngắn hạn. Các nhà giao dịch tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn có thể thấy hệ thống quá chậm.

Loading...