Tỷ lệ Risk:Reward bất đối xứng - Bí mật thành công của giới "phù thuỷ thị trường"?
Hãy táo bạo như bạn muốn, nhưng hãy bảo vệ vốn của mình bằng chiến lược Risk:Reward bất đối xứng,
Hãy táo bạo như bạn muốn, nhưng hãy bảo vệ vốn của mình bằng chiến lược Risk:Reward bất đối xứng, một phương pháp được một số phù thủy thị trường vĩ đại nhất sử dụng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cô đọng khái niệm về các khoản cược bất đối xứng và chia sẻ với bạn cách chấp nhận rủi ro nhỏ nhưng kiếm được lợi nhuận lớn.
Bật mí: Các nhà giao dịch huyền thoại như George Soros, Ray Dalio và Paul Tudor Jones rất ưa thích "chiêu" này!
Điều quan trọng nhất mà bạn có thể học về hai kết quả này chính là sự cân bằng giữa chúng. Sự khác biệt cơ bản giữa việc kiếm tiền và mất tiền nằm ở tỷ lệ Risk:Reward.
Tỷ lệ Risk:Reward (gọi tắt là tỷ lệ R:R) là sự so sánh giữa tiềm năng tăng giá của giao dịch so với mức lỗ bạn đã dự tính hoặc đã gặp phải.
Cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!
Hầu hết các trader nghĩ rằng bạn phải chấp nhận rủi ro lớn mới có thể thành công. Nhưng đó không phải là cách mà những "tay to" trong ngành làm với số tiền khổng lồ của họ. Thay vào đó, họ cố gắng giảm thiểu rủi ro nhất có thể trong khi vẫn hướng đến lợi nhuận lớn. Đó chính là ý nghĩa của tỷ lệ Risk:Reward bất đối xứng.
Hãy nghĩ theo cách này:
Bạn đầu tư 1 đô la chỉ khi tin rằng mình có thể kiếm được 5 đô la. Lúc này, tỷ lệ R:R của bạn là 1:5, tức là tỷ lệ thắng của bạn chỉ cần đạt 20%. Rõ ràng, bạn có thể sai rất nhiều lần. Nhưng dần dần, bạn có thể tiếp tục chấp nhận rủi ro 1 đô la để đổi lấy 5 đô la lợi nhuận và xây dựng một hồ sơ giao dịch với số tiền thắng lớn hơn tiền thua. Theo cách này, bạn có thể sai đến 4 lần trong số 5 lần giao dịch mà vẫn kiếm được tiền.
Bây giờ, hãy phóng đại lên và kéo xa hơn nữa. Giả sử bạn muốn theo đuổi mức lợi nhuận lớn hơn với rủi ro nhỏ. Bạn có thể đặt mục tiêu với tỷ lệ R:R là 1:15, tức là bạn chấp nhận rủi ro 1 đô la để kiếm được 15 đô la. Lúc này, tỷ lệ cược nghiêng hẳn về phía bạn — bạn có thể sai 14 lần trong 15 lần và vẫn hoà vốn.
Điều này trông như thế nào trong thực tế?
Giả sử cặp EURUSD đang trở nên hấp dẫn và bạn tin rằng nó sắp tăng vọt sau một số tin tức quan trọng. Bạn sẵn sàng tăng cường vị thế mua của mình. Giờ là lúc quyết định — mức rủi ro an toàn nào so với mức lợi nhuận đáng mơ ước?
Bạn quyết định sử dụng đòn bẩy 1:100 và mua một lot (100.000 đơn vị) ở mức giá 1,10 đô la. Điều này có nghĩa là khoản đầu tư của bạn trị giá 1.000 euro, nhưng trên thực tế, bạn đang bán 100.000 đô la (do đòn bẩy) để mua số euro tương ứng. Trong giao dịch có quy mô này, mỗi pip, hay là chữ số thứ tư sau dấu thập phân (0.0001), có giá trị 10 euro theo cả hai chiều.
Nếu tỷ giá di chuyển từ 1,1000 đô la đến 1,1100 đô la, đó là 100 pip lợi nhuận, tương đương tổng cộng 1.000 euro. Nhưng nếu giao dịch đi ngược lại, bạn cũng sẽ mất cùng số tiền trên mỗi pip. Bây giờ, chúng ta hãy đi vào khía cạnh thực tế của vấn đề.
Bạn chọn mở rộng khoảng cách giữa rủi ro và lợi nhuận và đặt mục tiêu lợi nhuận cao hơn 15 lần mức lỗ tiềm năng. Bạn đặt mức dừng lỗ ở mức mà nếu bị chạm đến, tài khoản của bạn sẽ không bị thâm hụt nghiêm trọng. Giả sử bạn có tài khoản 10.000 euro và đã bỏ 1.000 euro vào giao dịch.
Một nơi an toàn để đặt lệnh dừng lỗ sẽ là mức giảm 2%, hoặc 200 euro. Tính theo pip, đó là tương đương với 20 pip. Để đạt được tỷ lệ 1:15, mức lợi nhuận mong muốn của bạn nên là 300 pip, với mục tiêu đạt lợi nhuận 3.000 euro.
Nếu thành hiện thực, khoản lãi 3.000 euro sẽ tăng tài khoản của bạn lên 30% (đó là tỷ suất lợi nhuận trên vốn), trong khi tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư của bạn sẽ tăng 200%. Và nếu bạn thua lỗ, bạn sẽ chỉ mất 2% số dư tổng.
Đây chính là cách mà những người khổng lồ trong ngành làm!
ạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết những huyền thoại Phố Wall đã làm giàu nhờ các khoản cược bất đối xứng. Nhà đầu cơ tiền tệ ngắn hạn George Soros đã giải thích cách ông đánh sập Ngân hàng Anh bằng một khoản cược một chiều, chỉ mạo hiểm không quá 4% vốn quỹ của mình để thu về hơn 1 tỷ đô la lợi nhuận.
Ray Dalio đã nói về điều này khi ông chia sẻ rằng một trong những điều quan trọng nhất trong đầu tư là cân bằng giữa sự tấn công và phòng thủ.
“Trong giao dịch, bạn phải vừa phòng thủ vừa tấn công cùng lúc. Nếu bạn không tấn công, bạn sẽ không kiếm được tiền, và nếu bạn không phòng thủ, bạn sẽ không giữ được tiền.”
Paul Tudor Jones, một nhà giao dịch thành công khác, cũng nhấn mạnh tỷ lệ Risk:Reward bất đối xứng là con đường dẫn đến lợi nhuận lớn.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với diễn giả Tony Robbins:
“Tỷ lệ 5:1 (phần thưởng/rủi ro) nghĩa là tôi chấp nhận rủi ro 1 đô la để kiếm 5 đô la. Điều này cho phép tôi chỉ cần tỷ lệ thắng 20%. Tôi có thể sai trong 80% thời gian, nhưng tôi vẫn sẽ không thua lỗ.”
Tỷ lệ Risk:Reward của bạn là bao nhiêu?
Bạn có đang sử dụng tỷ lệ Risk:Reward để tối đa hóa lợi nhuận trong giao dịch không?
Bạn có cắt lỗ và để lợi nhuận chạy bằng cách sử dụng lệnh dừng lỗ và chốt lời không?
Mời các bạn tham khảo !