Bức tranh toàn cảnh về phân tích khối lượng giao dịch - Phần 4
Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần tiếp theo về series ''Bức tranh toàn cảnh về khối lượng giao dịch''. Và chủ đề ngày hôm nay sẽ là "Selling Climax". Anh em cũng chú ý một chút là khái niệm "Selling Climax" của bà Anna Coulling sẽ khác một chút với khái niệm "Selling Climax" mà các Wyckoffian vẫn thường hay sử dụng:
Mục tiêu duy nhất của những người trong cuộc là khiến chúng ta mua trong giai đoạn phân phối và bán trong giai đoạn tích lũy.
Xét về 'ai đang làm gì' trong hai giai đoạn này thì trong giai đoạn tích lũy, rõ ràng là 'công chúng' đang bán và những người trong cuộc đang mua. Ngược lại trong giai đoạn phân phối, 'công chúng' đang mua và những người trong cuộc đang bán. Đây là cách chúng ta nhìn từ quan điểm của những người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà điều hành lớn và các nhà tạo lập thị trường.
Chúng ta muốn mua khi họ mua, và bán khi họ đang bán, đơn giản, hãy đi theo dấu chân của họ. Selling Climax, với tôi, đơn giản là khi những người trong cuộc đang bán hàng và nó xảy ra trong giai đoạn phân phối của chiến dịch. Tương tự, Buying Climax là khi những người trong cuộc đang mua trong giai đoạn tích lũy.
Rõ ràng, một Selling Climax xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, trong khi Buying Climax xuất hiện ở dưới cùng của một xu hướng giảm giá, và chúng phản ánh hành động của những người trong cuộc, và KHÔNG phải là của công chúng!
Hãy xem xét một ví dụ điển hình về những gì chúng ta có thể thấy, Selling Climax đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn phân phối và chúng ta có thể nghĩ về điều đó giống như một màn bắn pháo hoa - đây là màn bắn pháo hoa đánh dấu sự kết thúc của sự kiện!
Một lần nữa, Hình minh họa trên là giản đồ về những gì mong đợi cho một Selling Climax. Ở đây, những người trong cuộc đã đưa thị trường đến mức mục tiêu của họ, tại vị trí mà họ đang bán những mặt hàng trong kho của họ, cho những người mua đang tin rằng thị trường này sẽ “Go to the moon”.
Những người trong cuộc bắt đầu công cuộc bán hàng với nhu cầu đang gia tăng, áp lực bán của những người trong cuộc đưa thị trường xuống thấp hơn, sau đó do áp lực mua, giá lại được đưa quay trở lại các vùng cao hơn với nhu cầu ngày càng nhiều hơn. Ở giai đoạn này, hành động giá có những biến động lớn, giá được đẩy lên cao hơn tuy nhiên đi kèm sau đó là sự quay trở lại với vùng giá mở cửa, với khối lượng gia tăng. Người mua tràn vào thị trường, sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp theo trong xu hướng tăng.
Cuối cùng, hàng đã được bán hết, giá di chuyển xuống thấp hơn và chuẩn bị rời khỏi vùng phân phối. Manh mối cho chúng ta để có thể nhận ra đó chính là ở đây chúng ta sẽ thấy khối lượng giao dịch lớn kết hợp với những cây nến có phần râu trên dài và thân hẹp. Đây là một trong những cách kết hợp mạnh mẽ nhất giữa hành động giá và khối lượng giao dịch trong phân tích. Màu sắc của thân nến không quan trọng. Điều quan trọng là chiều cao của râu nến, tính chất lặp lại của hành động giá này và khối lượng giao dịch cao. Điều này đang gửi một tín hiệu rõ ràng rằng thị trường đã sẵn sàng để di chuyển nhanh và mạnh để hoàn tất pha phân phối!
Chúng ta sẽ lấy những ví dụ thực tế hơn để dễ hình dung. Sự khan hiếm trong một sản phẩm làm tăng giá trị của nó. Hãy nghĩ về hàng hóa thiết kế, các mặt hàng hiệu, hàng xa xỉ. Nếu chúng ta muốn tăng giá trị của một cái gì đó thì chúng ta tạo ra một 'phiên bản giới hạn'. Điều này cho phép chúng ta bán các mặt hàng tại một giá cao hơn, vì chúng có sẵn ít hơn và do đó kích thích được nhu cầu hơn. Ngược lại, giá của một sản phẩm đại chúng sẽ thấp hơn nhiều do số lượng của chúng khá là nhiều, và thị trường khó có thể chấp nhận được bất kỳ sự tăng giá nào.
Ở đây cũng vậy, bất cứ khi nào các tổ chức lớn (Những người trong cuộc, market makers) muốn bán ra một khối lượng lớn cổ phiếu hoặc hàng hóa đầu cơ, họ sẽ không chỉ đơn giản là “đặt một lệnh bán’’. Cái này sẽ đẩy giá xuống một cách nhanh chóng và giảm lợi nhuận khi bán, vì vậy để khắc phục vấn đề này, có một cách được nhiều tổ chức lớn sử dụng gọi là "dark pools".
Như tôi đã đề cập trước đây, khối lượng giao dịch là điều không thể che giấu. Đúng vậy, tuy nhiên không phải khi nào cũng thế. Các tổ chức lớn sử dụng "dark pools" để ẩn các giao dịch lớn và các chi tiết giao dịch sẽ không được công khai cho đến khi giao dịch được hoàn thành. Bên cạnh đó, họ cũng chia nhỏ khối lượng thành các khối nhỏ hơn và bán với khối lượng nhỏ hơn. Nó phải được thực hiện trong hai, ba hoặc bốn phiên hoặc nhiều hơn, và đây là một lý do khác khiến quá trình phân phối, selling climax phải được trải dài trong một thời gian. Vấn đề của chúng ta là chỉ cần kiên nhẫn, và chờ cho selling climax hoàn thành. Hãy nhớ rằng cần có thời gian để bán với một khối lượng lớn!
Nói tóm lại, đây là một khái niệm cũng như là cách diễn giải mang tính chất cá nhân của tác giả Anna Coulling về Selling Climax. Anh em thử tìm những ví dụ trong thực tế để thực hành quan sát và cảm nhận nhé!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .