Vì sao bạn không nên trade breakout dù bạn đang dùng bất kì phương pháp gì?
Một trong những chiến lược giao dịch mà các Trader hay sử dụng là đánh breakout trade khi giá vừa thoát khỏi vùng sideway. Khi một Trader đánh breakout, kỳ vọng lợi nhuận mà họ mong muốn thường rất cao so với rủi ro mà họ xác định được (ví dụ: Trader thường nhắm đường kháng cự hỗ trợ tiếp theo làm mốc lợi nhuận và thường rất xa so với vùng sideway nơi họ đặt stoploss).
Nhìn chung, cách trade như vậy trông khá an toàn về mặt tâm lý. Tuy nhiên, thực tế breakout trade nguy hiểm hơn mức bạn có thể tưởng tượng. Vì sao có nhiều Trader chọn trade breakout? Lý do có lẽ nằm ở tính cách thường thấy ở Trader, dễ bị khuấy động bởi lòng tham và nỗi sợ hãi.
Khi giá EURUSD xuyên thủng đường hỗ trợ trên chart, một Trader dễ dàng bị cuốn theo hành vi giá breakout và cố gắng đặt lệnh để tận dụng đợt giảm giá này. Tất cả trông có vẻ rất tốt cho đến khi bạn nhận thấy gía đảo chiều mạnh ngược hướng bạn chọn và khiến bạn thua lỗ.
Nhiều Trader mới trở thành nạn nhân của các trade breakout vì họ nghĩ rằng họ muốn bắt kịp hành vi tăng/giảm giá đột biến từ thị trường. Không chú ý đến việc các breakout trade thường là thời điểm thị trường rất hay đặt bẫy các Trader.
Breakout trade thành công tất nhiên cũng xảy ra thường xuyên, nhưng nó không đáng để bạn vào lệnh. Thị trường Forex thường có xu hướng di chuyển trong range (vùng sideway) nhiều hơn, vì thế bạn sẽ rất hay gặp các hành vi giá phá ngưỡng giả (fail breakout).
Đặc điểm chung của các cú trade breakout thường rất bị động, ví dụ bạn sẽ bị động đặt lệnh chờ stop order cho đến khi giá vượt mức này để khớp lệnh. Trade bị động khiến bạn dễ phản ứng thái quá với các hành vi bất thường từ thị trường. Chẳng hạn, hành vi thường thấy là trade đuổi, dời stoploss ra xa khi thấy giá không theo đúng hướng v.v… Một Trader chuyên nghiệp ngược lại sẽ biết chờ đợi một cách… chủ động. Thay vì trade breakout, bạn có thể chờ đợi cho giá “tự thể hiện” mình quanh các vùng kháng cự hỗ trợ và ra quyết định tiếp theo.
Có rất nhiều cách để tiếp cận và trading nhưng breakout trade liên quan đến nhiều thứ vượt quá mức kiểm soát của chúng ta. Bạn nên biết giá 80% giá thường di chuyển trong một vùng sideway. Một khi giá đi liên tục trong cùng một hướng, nó không có nghĩa giá sẽ đi theo huớg đó mãi. Nên nhớ rằng các breakout trade về lâu dài sẽ làm giảm lợi nhuận và khiến bạn thua lỗ dài hạn.
Trade đuổi theo hành vi giá breakout sẽ khiến bạn thua lỗ dài hạn, dù nó chứa đựng rất nhiều yếu tố thú vị. Bản thân mình từng một lần trải nghiệm breakout trade hồi lần đầu biết đến Trading. Nghe lời ông thầy dạy trade đầu tiên, tối về mình canh giá đặt buy sell stop 2 đầu ngay khi giá đang sideway trước thềm FOMC công bố kế hoạch bơm gói QE3. Thời điểm đó, giá vàng tăng đột biến 600 – 700 pips trong một đêm mãi tới sáng hôm sau mới chịu dừng. Mình đã phải thức canh giá cả đêm để đón cơn bão lớn đó. Nhưng kể từ lần nó, mỗi lần áp dụng chiêu cũ breakout trade 2 đầu thị trường là dính thua lỗ hoài nên quyết định không bao giờ trade breakout nữa. Breakout trade rất thú vị vì nó thỏa mãn kỳ vọng của Trader, thử tưởng tượng bạn vào lệnh và giá đi thẳng một đường đến mức chốt lời mà bạn muốn, còn điều gì sung sướng hơn.
Nhưng tốt hơn hết là hãy bỏ qua những cảm giác đó, Trading không có chỗ cho những cảm xúc hào hứng. Thà ta trade an toàn hơn là phải nói lời xin lỗi. Bạn hãy trade khi giá đã có xu hướng rõ ràng, tức là hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi breakout kết thúc. Những cú breakout càng rõ ràng thì sự thất bại của nó cũng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Chờ đợi cho đến khi giá đã có hành vi rõ ràng, trong thời gian đó hãy kiên nhẫn để thị trường cho bạn thấy dấu hiệu và điểm vào lệnh phù hợp. Một chút kiên nhẫn nhưng giúp cho bạn thêm an tâm, cũng đáng để chờ đợi đấy chứ?
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .