Xác định các vùng Hỗ trợ và Kháng cự (Phần 2)

Thị trường luôn có các vùng cản quan trọng và do đó, các vùng cản cũng cực kỳ quan trọng đối với các trader

Xác định các vùng Hỗ trợ và Kháng cự (Phần 2)

Biểu đồ dạng đồ thị hỗ trợ bạn trong việc tìm các vùng cản

Đánh dấu các vùng cản trên biểu đồ cũng đơn giản như việc vẽ các đường line vậy. Tuy nhiên , nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc xác định các mức hỗ trợ kháng cự trước đây thì việc này cũng ít nhiều gây khó khǎn cho bạn để tìm được các vùng cản kháng cự và hỗ trợ. Một điều quantrọng khi là Naked Trader là bạn phải “ nhìn” thấy các vùng cản trên biểu đồ, cho nên để việc xác định các vùng cản dễ dàng hơn thì có một cách là bạn có thể sử dụng biểu đồ giá dạng đồ thị Line để tìm các cùng cản này. Giá dạng đồ thị là các đường thẳng, nối cái điểm đóng cửa của các cột nến lại với nhau tạo thành một đường liên tục, dạng đồ thị này sẽ không hiển thị các mức cao nhất , thấp nhất , mở cửa , đóng cửa như dạng biểu đồ nến

Hãy nhìn lên hình 4.12 cặp GBP/CHF khung Daily, bạn sẽ vẽ các vùng cản ở đâu với biểu đồ có hình dạng này:

Còn bây giờ , hãy nhìn qua hình 4.13 và thử vẽ các vùng cản xem nào:

Sau khi nhìn hai hình trên thì bạn có thể thấy hình 4.13 vẽ vùng cản dễ dàng ở mức 2.2713 đúng không? Đây chính là tiện ích của biểu đồ dạng đồ thị. Dạng đồ thị này cho phép bạn tìm ra các vùng trên biểu đồ mà giá bị “gập” lại và giúp chúng ta xác định các vùng cản dễ dàng hơn khi quan sát các điểm mà giá thường xuyên lặp lại việc đảo chiều.Những vùng có nhiều điểm gập của giá hay còn gọi là đảo chiều chính là các vùng cản mà chúng ta đang tìm

Dạng đồ thị này cũng rất hữu ích cho các biểu đồ mạng dường như giá không quan tâm và phản ứng với các vùng cản. Hãy nhìn biểu đồ NZD/USD khung 4H trên hình 4.14 , bạn có thấy các đường giá dường như đang đi hỗn loạn và không phản ứng với các vùng cản không? Có thể ở đây có các vùng hỗ trợ kháng cự ẩn mà chúng ta không thấy

Khi nhìn biểu đồ ở dạng này thì khó để xác định được các vùng cản, và ở đây dạng đồ thị sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Hãy quan sát hình 4.15 xem dạng đồ thị giúp ta nhìn rõ các vùng cảnnhư thế nào

Vì dạng đồ thị chỉ thể hiện giá đóng cửa, nên nó sẽ đơn giản hóa biểu đồ và giúp ta nhìn rõ hơn các chuyển động của đường giá.
VẬY TẠI SAO MỨC GIÁ ĐÓNG NẾN LẠI QUAN TRỌNG?

Có thể tại đây bạn sẽ có câu hỏi: tại sao nhìn biểu đồ mà chỉ quan tâm mức giá đóng cửa? Có một điều bạn cần lưu ý giờ đóng cửa thị trường Forex là giờ đóng cửa phiên giao dịch ở Bắc Mỹ , khoảng5h chiều giờ New York. Mỗi ngày, thị trường là cuộc chiến giữa kẻ mua và người bán, các trader liên tục chuyển đổi trạng thái hoặc di chuyển liên tục giữa cảm giác sợ hãi và cảm giác tham lam trong suốt phiên. Tuy nhiên, khi sắp đóng cửa phiên giao dịch đó thì mọi trader đều tập trung trở lại để trả lời câu hỏi “ Liệu mình nên giữ lệnh này qua đêm hay nên đóng lệnh luôn bây giờ nhỉ?” Đây là điều quan trọng khiến giá đóng cửa nến luôn quan trọng, và nó quan trọng không chỉ ở cuối giờ giao dịch thị trường Bắc Mỹ, hãy nhớ kỹ điều đó.

Các Trader ở châu Âu cũng có thể quan sát thấy giá đóng cửa ở thị trường Bắc Mỹ và phản ứng với nó. Nên nhớ là khi thị trường Bắc Mỹ đóng cửa cũng chỉ mới 10 hay 11h đêm ở châu Âu nên trader cả 2 khu vực này đều trải qua khung thời gian giao dịch cũng như cảm xúc khá tương đồng. Đây là một yếu tố nền tảng quan trọng trong thị trường Forex vì khu vực châu Âu và Bắc Mỹ đóng góp một tỷ trọng lớn trong khối lượng giao dịch của thị trường Forex. Do đó, mức giá đóng cửa tại giờ New York là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả 2 lục địa Âu – Mỹ. Sau giờ đóng cửa Bắc Mỹ, thị trường sẽ đi rất chậm chủ yếu là giao dịch thỉnh thoảng giữa các ngân hàng với nhau. Có thểnói rằng, mức giá đóng cửa ở thị trường Bắc Mỹ là mức giá cuối cùng trong ngày cho đến khi phiên châu Á mở cửa cho ngày giao dịch tiếp theo
VÙNG CẢN TRÊN CÁC KHUNG GIAO DỊCH NHỎ

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Bạn có thể thắc mắc về khung thời gian nào đủ quan trọng để vẽ các mứckháng cự hỗ trợ lên biểu đồ. Đôi khi điều này cũngkhông phải là rõ ràng lắm, vì đôi khi giá có thể chạm vài lần vào một mức cản và bật ra nhưng thực sự vùng này không phải là một vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Trong trường hợp đó, bạn có thể xem vùng giá chạm và bật ra là các vùng cản nhỏ. Một vùng cản nhỏ đơn giản có thểchỉ la các vùng cản trêncác khung thời gian nhỏ hơn, chúng không quan trọng bằng các vùng cảntrên các khung lớn, và đôi khi quá nhiều sẽ làm cho biểu đồ củabạn rất rối rắm

VÙNG CẢN NHỎ:

vùng hỗ trợ kháng cự xuất hiện trên khung thời gian nhỏ hơn khung thời gian mà bạn dùng để giao dịch.

Bạn nên tránh vẽ các vùng cản nhỏ này lên biểu đồ mà chỉ nên vẽ các cùng cản trên khung thời gian bạn dùng để giao dịch và khung thời gian lớn hơn 1 mức. Các vùng cản ở các khung khác thì không quan trọng và ý nghĩa nhiều đối với việc quyết định vào lệnh của bạn nên không cần quan tâm nhiều tới chúng.

Ở hình 4.16 ở trên bạn có thể thấy rõ ràng vùng cản 113.85trên biểu đồ 4H cặp EUR/JPY.Tuy nhiên vùng cản khung nhỏ có thể không rõ ràng như thế, Hãy quan sát hình 4.17 bên dưới, bạn sẽ thấy các vùng cản nhỏ này được thể hiện bằng các mức giá thấp nhất và cao nhất của các cột nến

Nhưng nếu bạn chuyểnkhung thời gian nhỏ hơn của cặp này từ biểu đồ EUR/JPY khung 4H sang khung 1H thì bạn sẽ thấy các vùng cản nhỏ rõ ràng hơn ở hình 4.18

Bạn có thể thấy vùng cản nhỏ ở mức 114.90 , thị trường sau khi dùng vùng này làm vùng cản hỗ trợ trong vài cột nến 1h trước đó thì chuyển qua rớt mạnh sau đó quay trở lại vùng này và bị vùng cản 114.90 này kháng cự lại. Điều này chứng tỏ các vùng kháng cự nhỏ khó quan sát bằng mắt trên các khung thời gian lớn nhưng lại dễ dàng có thể thấy bằng mắt khi chuyển qua khung thời gian nhỏ.

Việc có quá nhiều vùng cản trên biểu đồ sẽ gây khó khǎn cho bạn trong việc ra quyết định vào lệnh, vì nó đồng nghĩa với việc bạn rất khó để cài đặt mức dừng lời dừng lỗ cho hợp lý khi gần đó có quá nhiều vùng cản có ý nghĩa. Một số Naked Trader tự quy định các vùng cản quan trọng sẽ nằm quanh các con số tròn, như mức 1.3500 đối với cặp EUR/USD. Điều này theo tôi là không cần thiết vì thí dụ nếu xác định một số lẻ 1.1097 là vùng cản thì bạn cũng có thể đánh dấu thành 1.1100

Thông thường là trên biểu đồ của bạn sẽ đánh dấu và vẽ đầy các vùng kháng cự và hỗ trợ. Do đó , điều quan trọng là phải ghi lại được hai vùng cản gần nhất vùng giá hiện tại của thị trường Ví dụ như hình 4.19 ta có nhiều vùng kháng cự, cách nhau vài trǎm pip trên biểu đồ ngày

Khung thời gian càng cao thì khoảng cách giữa các vùng cản càng lớn. Dưới đây hình 4.20 là ví dụ biểu đồ EUR/USD khung Weekly, các vùng cản cách nhau khoảng 500 pip.

Các vùng cản rất quan trọng đối với Naked Trader, nên một trong những điều quan trọng nhất là bạn có thể thoải mái và dễ dàng xác định được vùng cản trên biểu đồ của mình, hãy tự liệt kê các khó khǎn trong việc xác định các vùng cản và giải quyết từng điểm khó khǎn một.

💡
Tham khảo thêm các bài viết nhận định của Cindy tại đây

Đọc thêm