Xác định kháng cự hỗ trợ dựa trên các mức volume đột biến

Xác định kháng cự hỗ trợ dựa trên các mức volume đột biến

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua trong phân tích kỹ thuật là kháng cự hỗ trợ. Đây cũng chính là chìa khóa thành công của trường phái price action.

Có rất nhiều cách để xác định ra một vùng kháng cự hỗ trợ, từ việc sử dụng các mức giá được test trước đó, đến các đường kênh, rồi cả các mức Fibonacci… Thị trường không nghiễm nhiên bật tăng tại mức hỗ trợ, hay giảm xuống từ mức kháng cự, thị trường phản ứng lại các mức giá này vì nó quan trọng.

Khi thị trường chú ý đến một mức giá nào đó, rất nhiều Trader sẽ nhảy vào thị trường và hệ quả kéo theo là sự tăng đột biến về khối lượng giao dịch (volume). Bằng việc tập trung quan sát volume, bạn sẽ tìm được các mức kháng cự hỗ trợ đáng tin cậy.

Vậy mức volume như thế nào thì được xem là đột biến?

Tác giả bài viết sử dụng Bollinger band với chu kỳ 233, độ lệch chuẩn 3.0 làm tham chiếu nhằm xác định mức volume đột biến. Khi có thanh volume nào chạm vào đường tham chiếu này, bạn sẽ đánh dấu mức giá cao thấp của thanh nến và vùng giá đó sẽ được cân nhắc như một mức kháng cự hỗ trợ tiềm năng.

Ví dụ 1

Hình minh họa gồm có phần trên là biểu đồ giá, phần dưới là các mức volume với đường tham chiếu Bolllinger 233.

Khi volume xuyên thủng đường tham chiếu ta xác định được vùng giá kháng cự- hỗ trợ tiềm năng tương ứng (vùng giá cao-thấp của thanh nến). Sau khi giá tăng, cú pullback đã bật lại đúng như kỳ vọng và ở lần tiếp theo cũng như vậy.

Ví dụ 2

Ở ví dụ này, qui tắc xác định cũng tương tự. Nhưng chúng ta có thể thấy nó được test nhiều lần và ở cả hai mức giá cao thấp của thanh nến tạo ra vùng hỗ trợ rất rõ ràng.

Các mức giá này có thể được test ở những mức độ khác nhau, thế nên việc mù quáng vào lệnh tại những mức giá này là không nên, bạn cần phải biết cách kết hợp các công cụ khác để tạo ra những setup cụ thể (vd như các mô hình nến) để tăng xác suất thắng của giao dịch.

Lời kết
Khi giao dịch với kháng cự hỗ trợ, bạn cũng cần để ý đến những vùng giá này khi nó bị phá vỡ. Bị phá vỡ không có nghĩa là chúng đã bị vô hiệu, bạn vẫn cần để ý đến mức giá đó vì đây có thể là một bước chuyển đổi – từ kháng cự thành hỗ trợ và ngược lại.

Hãy nhớ sự xuất hiện của khối lượng giao dịch đột biến (voume) chỉ cho chúng ta biết mức kháng cự hỗ trợ TIỀM NĂNG, không phải chắc chắn, và bạn không nên giao dịch theo chúng một cách mù quáng mà phải kết hợp chúng với những công cụ khác.

Safe trading,

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...