6 Mẹo phân tích hành động giá mà một price action trader KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT - P1
Giá đối với price action mà nói là yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ phân tích của họ. Nhưng cần làm gì để có thể đọc hành động giá thành công lại là một quá trình không dễ dàng.
Anh em hãy thử bắt đầu với những mẹo giao dịch bên dưới đây, đó là những mẹo giao dịch cục kỳ hữu dụng với price action trader trong phân tích thị trường, tránh được nhiều sai lầm trong việc đọc hành động giá. Những mẹo này được tổng hợp lại bởi một price action trader có kinh nghiệm hơn 15 năm.
Giai đoạn tích lũy để vào xu hướng mới
Khi một xu hướng mới bắt đầu bạn sẽ thấy giai đoạn chuyển tiếp thường sẽ thấy giá có sự tích lũy, không hình thành cấu trúc rõ ràng, khác với giai đoạn có xu hướng.
Các bạn nhìn hình bên dưới có thể thấy thị trường trước đó nằm trong xu hướng giảm với động lượng giảm mạnh. Sau đó một giai đoạn điều chỉnh của giá rất ngắn và nông trong giai đoạn đầu của xu hướng mới:
Anh em có thể thấy rằng 2 mức đáy gần nhất được đánh dấu bởi mũi tên cho thấy đà giảm đã yếu đi.
Mặc dù những tín hiệu trước đó đã chỉ ra rõ ràng sự thay đổi trong tâm lý thị trường, nhưng chúng ta vẫn cần phải chờ thị trường đưa ra tín hiệu tăng giá trước khi xem xét các cơ hồi mua lên.
Các bạn nhìn tiếp phần biểu đồ tiếp theo:
Ta thấy giá phá vỡ qua ngưỡng kháng cự màu xanh với động lượng mạnh, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sức mạnh của người mua tạo đỉnh cao hơn.
Sau khi phá vỡ, giá đã hình thành mô hình điều chỉnh về ngưỡng kháng cự trước đó, đó cũng là thời điểm mà trader có thể cân nhắc canh mua lên.
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
2 đường mũi tên nằm ngang đánh dấu những vùng cung trong xu hướng giảm trước đó, đó là những ngưỡng kháng cự mà chúng ta có thể sử dụng để làm mục tiêu cho các giao dịch mua.
Nói tóm lại:
- Một đợt điều chỉnh dài dễ dẫn đến sự đảo chiều
- Một đáy được hình thành với động lượng yếu trong xu hướng giảm thường là chỉ báo tốt trong việc dự đoán thị trường có sự thay đổi.
- Thị trường tạo đỉnh cao hơn là tín hiệu tăng giá đầu tiên.
- Động lượng phá vỡ tạo đỉnh cao hơn thường được sử dụng như tín hiệu phá vỡ.
Breakout buildup (tích lũy tăng dần phá vỡ)
Đây là giai đoạn của bất kỳ mô hình giá nào và nó hoạt động như một tín hiệu củng cố và hỗ trợ thêm, cải thiện chất lượng cho mô hình.
Các bạn nhìn hình bên dưới là kiểu tích lũy giảm dần sau mô hình 2 đáy trước khi phá vỡ kháng cự:
Đường xu hướng của giai đoạn tích lũy tăng dần này cần dốc lên một chút, giá trước đó bị bán tháo mạnh mẽ sau khi chạm kháng cự.
Việc quay trở ại kháng cự nhanh hơn cho thấy ít người bán sẵn sàng bán với mức giá đó nữa và người mua sẽ mua lên dừng đợt, đây là tín hiệu cho thấy người mua đang dần kiểm soát thị trường hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới, ta thấy thị trường phá vỡ kháng cự với động lượng rất mạnh:
Nói tóm lại:
- Sự tích lũy tăng dần có thể thấy được trong hầu hết các mô hình biểu đồ.
- Sự tích lũy tăng dần có thể được dùng như yếu tố hỗ trợ cho chất lượng của mô hình.
- Chìa khóa của giai đoạn này đó là khi nó tiếp cận kháng cự (hỗ trợ) nhanh hơn.
- Trong quá trình tích lũy, phe bán càng ngày càng mất đi sự kiểm soát, người mua đẩy giá lên dần dần và cuối cùng phá vỡ kháng cự tiềm năng.
Stop run – Liquidity Run
Stop run là một mô hình hỗ trợ mà nhiều trader sử dụng như một phương thức để xác nhận cho các giao dịch theo xu hướng. Tín hiệu giao dịch này đặc biệt mạnh mẽ nếu như điểm vào lệnh ban đầu đã bị dừng lỗ và sau đó lại hình thành tín hiệu stop run.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Chúng ta thấy trước đó thị trường nằm trong xu hướng giảm giá, sau đó thị trường đi ngang trong một khoảng thời gian. Chúng ta thấy giá có sự tích lũy tăng dần khi quay trở lại ngưỡng kháng cự.
Sự phá vỡ xảy ra và giá được đẩy vào xu hướng tăng mới. Như biểu đồ bên dưới:
Thông thường, những người giao dịch phá vỡ sẽ đặt dừng lỗ bên dưới điểm phá vỡ hoặc ngay điểm phá vỡ để có được điểm hòa vốn nhưng các bạn nhìn tiếp phần biểu đồ tiếp theo:
Giá giảm trở lại bên dưới điểm phá vỡ, điều thú vị là thị trường quay trở lại điểm phá vỡ trước đó, thì nến giảm lại có động lượng tăng nhanh và mạnh.
Và hình bên dưới chính là tín hiệu stop run của chúng ta:
Giá bị đẩy vào vùng dừng lỗ của những người mua phá vỡ trước đó.
Một cách giao dịch phổ biến đó là chúng ta chờ cho giá phá vỡ đỉnh trước đó tạo đỉnh cao hơn và giá vượt qua ngưỡng kháng cự với động lượng mạnh. Là có thể giao dịch được.
Sự nguy hiểm của mô hình này đó là nhiều trader có thể giao dịch quá sớm, khi giá đi vào vùng đặt dừng lỗ, sự biến động giá thường tăng lên. Tốt nhất là đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống, khi đó bạn mới có thể thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người mua đẩy giá lên và giành lại quyền kiểm soát, khi đó hãy giao dịch.
Nói chung:
- Hãy tự hỏi các trader sẽ đặt điểm dừng lỗ ở đâu khi giá phá vỡ mô hình.
- Đợi thị trường đẩy giá đi vào vùng dừng lỗ.
- Độ biến động giá sẽ tăng lên trong quá trình stoprun.
- Đợi cho biến động ổn định, giá phá vỡ kháng cự xung quanh với động lượng mạnh hãy giao dịch.
Chúng ta còn 3 mẹo nữa, anh em đợi phần tới nhé.