Học trade nghiêm túc. Bài 7: Những mô hình giá quan trọng (Phần 1)

Mô hình giá giúp chúng ta rất nhiều trong việc xác định tình trạng tại điểm mà thị trường sẽ phá vỡ. Nó có thể chỉ ra liệu giá có đi tiếp theo xu hướng hoặc đảo chiều nhằm giúp chúng ta lên chiến lược giao dịch cho mô hình đó

Học trade nghiêm túc. Bài 7: Những mô hình giá quan trọng (Phần 1)

1. Mô hình giá – Chart pattern

Chúng ta đã được “trang bị” một số “vũ khí” trong bài trước, đó là các chỉ báo kỹ thuật. Ở bài này, chúng ta sẽ có 1 vũ khí tối tân nữa mang tên “MÔ HÌNH GIÁ”

Tưởng tượng về mô hình giá giống như về một người phá mìn, một khi bạnđã nằm được bài học, bạn sẽ có thể tìm ra các “điểm nổ” trên biểu đồ trước khi vụ nổ xảy ra, từ đó, bạn có thể kiếm được tiền

Trong bài này, bạn sẽ được học về những mô hình giá cơ bản. Một khi được nhận diện đúng, các mô hình này sẽ đem đến sức nổ lớn. Vì vậy, hãy chờ xem

Hãy ghi nhớ rằng, mục tiêu của chúng ta là tìm ra những biến động lớn trước khi điều đó xảy ra nhằm giúp chúng ta có thể đi theo xu hướng đó và kiếm tiền.

Mô hình giá giúp chúng ta rất nhiều trong việc xác định tình trạng tại điểm mà thị trường sẽ phá vỡ. Nó có thể chỉ ra liệu giá có đi tiếp theo xu hướng hoặc đảo chiều nhằm giúp chúng ta lên chiến lược giao dịch cho mô hình đó

Một số mô hình mà chúng ta sẽ học:

-  Mô hình hai đỉnh – double top – vàmô hình hai đáy – double bottom

-  Đỉnh đầu hai vai –head and shoulders – và đỉnh đầu 2 vai ngược – inverse head and shoulders

-  Nêm tăng – risingwedge – và nêm giảm – falling wedge

-  Cờ chữ nhật tăng – bullish rectangle – và cờ chữ nhật giảm – bearish rectangle

-  Cờ đuôi nheo tăng – bullish pennant – và cờ đuôi nheo giảm – bearish pennant

-  Tam giác (cân, tăng, giảm – symmetrical, ascending, descending)

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

2. Hai đỉnh – Hai đáy

Hai đỉnh – Double Top

Mô hình hai đỉnh là một mô hình đảo chiều được hình thành sau một giai đoạn tăng điểm. Đỉnh được tạo ra khi giá chạm vào những vùng nhất định mà không thể phá vỡ

Sau khi chạm vào vùng này, giá bật xuống trở lại nhưng lại quay lên để chạm vào vùng giá đó thêm 1 lần nữa. Nếu giá tiếp tục bị bật xuống thì mô hình hai đỉnh hình thành

Trong biểu đồbên trên, có thể thấy hai đỉnh được tạo ra sau mộtgiai đoạn tăng điểm mạnh

Lưu ý ở chỗ đỉnh thứ 2 không thể phá vỡ đỉnh thứ nhất. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho khả năng đảo chiều có thể xảy ra bởi vì nó đang nói cho chúng ta rằng áp lực mua lên đang kết thúc

Với mô hình hai đỉnh, chúng ta có thể đặt điểm vào phía dưới đường cổ - neckline – bởi vì chúng ta đang dự đoán về sự đảo chiều của xu hướng tăng

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy giá phá vỡ đường cổ và giảm xuống dưới. Hãy nhớ rằng haiđỉnh và một mô hình đảo chiều, vì vậy bạn sẽ thường thấy nó sau một xu hướng tăng mạnh

Lưu ý nữa là mức giảm sẽ xấp xỉ bằng với độ cao của mô hình 2 đỉnh. Hãy nhớ kỹ điểm này vì nó được dùng để tìm mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch với 2 đỉnh

Hai đáy – DoubleBottom

Mô hình hai đáy là một mô hình đảo chiều, nhưng xoay chiều từ giảm sang tăng.Mô hình này xuất hiện sau một giai đoạn giảm điểm khi 2 đáy được hình thành

Có thể thấy trong biểu đồ bên trên rằng sau một giai đoạn giảm điểm, giá tạo thành 2 đáy bởi vì nó không thể giảm xuống nữa

Lưu ý rằng đáy thứ 2 không thể phá được đáy thứ 1. Đây là dấu hiệu cho thấy lực bán đã yếu đi và khả năng đảo chiều đang đến

Sau đó, giá phá đường cổ - neckline– và tạo hướnglên trở lại

Hãy xem giáđã tăng một đoạn xấp xỉ chiều cao của mô hình hai đáy

Hãy nhớ rằng mô hình hai đáy cũng là một mô hình đảo chiều. Bạn sẽ thấy nó sau mỗi giai đoạn giảm điểm mạnh

3. Đỉnh đầu 2 vai – Head and shoulders

Đỉnh đầu 2 vai –Head and shoulders

Mô hình Đỉnh đầu 2 vai là một mô hình đảo chiều

Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai), tiếp đến là một đỉnh cao hơn (đầu) và cuối cùng là một đỉnh thấp hơn (vai). Đường cổ - neckline – được vẽ bằng cách nối 2 đỉnh thấp hơn của 2 đáy. Đường cổ có thể chếch lên hoặc chếch xuống. Thông thường, nếu đường cổ chếch xuống thì tín hiệu đáng tin hơn

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy mô hình đỉnh đầu hai vai

Phần đầu là phần đỉnh thứ 2 và là phần cao nhất của mô hình. Hai vai được tạo ra từ hai đỉnh khác nhưng không cao bằng đầu

Với mô hình này, chúng ta vào lệnh phía dưới đường cổ

Có thể đo mục tiêu lợi nhuận bằng cách tính độ cao từ đỉnh đầu đến đường cổ. Đây sẽ là khoảng cách mà giá có thể đi sau khi phá đường cổ

Có thể thấy rằng một khi giá phá đường cổ, nó sẽ đi một khoảng bằng ít nhất khoảng từ đầu đến đường cổ

Đỉnh đầu 2 vai ngược – inverse head and shoulders

Nó là một mô hình đỉnh đầu hai vai nhưng nằm lộnngược ở phía dưới.

Cụ thể, vai đầu tiên là một đáy, tiếp theo đầu là một đáy sâu hơn và vai còn lại là một đáy cạn hơn. Mô hình này xuất hiện sau một giai đoạn giảm điểm

Có thể thấy mô hình này chính là mô hình đỉnh đầu hai vai lộn ngược. Vì vậy, để giao dịch, chúng ta sẽ đặt lệnh mua khi giá phá lên đường cổ

Mục tiêu lợi nhuận cũng giống như mô hình đỉnh đầu hai vai, đó là khoảng cách từ đỉnh đầu đến đường cổ. Đây sẽ là mục tiêu giá đi sau khi nó phá lên đường cổ

Có thể thấy giá tăng mạnh sau khi phá đường cổ

5. Nêm - Wedge

Mô hình Nêm là tín hiệu một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho tín hiệu rằng những người giao dịch vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định xem sẽ đẩy giá đi đâu

Mô hình Nêm có thể xem là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều

Nêm tăng –Rising Wedge

Mô hình nêm tăng được tạo ra khi giá đi chếch lênh và nằm giữa một đường hỗ trợ và kháng cự chếch lên

Đường hỗ trợ bên dưới sẽ dốc hơn so với đường kháng cự bên trên. Điều này cho thấy rằng những đáy cao hơn được hình thành nhanh hơn các đỉnh cao hơn. Giá sẽ tạo thành mô hình cái nêm.

Với việc giá đang cô đọng lại, chúng ta biết rằng sự bùng nổ đang đến, vì vậy có thể dự đoán một sự phá vỡ ở vùng đỉnh hoặc đáy

Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, đó thường là dấu hiệu đảo chiều giảm cho giá Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó cho tín hiệu về khả năng giảm điểm tiếp Điều quan trọng là khi bạn phát hiện ra nó, bạn hãy sẵn sàng vào lệnh

Trong ví dụ đầu tiên, một mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới

Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ? Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu

Mục tiêu mà nêm tăng hướng tới bằng khoảng cách độ cao của nêm

Hãy xem 1 ví dụ khác về mô hình nêm tăng. Trong ví dụ này, nêm tăng đóng vai trò mô hình giảm điểm tiếp tục

Như bạn đã thấy, giá đang trong một xu hướng xuống trước khi cô đọng lại và tăng nhẹ trở lên bằng cách tạo cách đáy cao hơn và đỉnh cao hơn

Trong trường hợp này, giá phá vỡ cạnh dưới và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao nó được gọi là dấu hiệu tiếp tục.

Bạn có thể thấy giá giảmmột khoảng bằng chiều cao của nêm

Như vậy, nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường sẽ dẫn đến sự đảo chiều sang giảm, trong khi một nêm tăng được hình thành trong xu hướng giảm sẽ là dấu hiệu của khả năng giảm điểm tiếp

Đơn giản hơn, nêm tăng – risingwedge – thườngdẫn đến việc giảm điểm, vìvậy, nó được xem là mô hình giảm điểm – bearish chart pattern

Nêm giảm – Falling Wedge

Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn

Nếu là mô hình đảo chiều, nó được hình thành tại đáy của một xu hướng giảm, thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đang đến

Nếu là một mô hình tiếp diễn, nó sẽ hình thành trong một xu hướng tăng, cho thấy rằng lực tăng sẽ quay trở lại. Không giống như mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm là một mô hình tăng điểm – bullish chart pattern

Trong ví dụ trên, mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn

Hãy lưu ý rằng đườngnối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy

Sau khi phá lên mô hình nên, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉbằng độ cao của nêm

Hãy xem ví dụ khác khi mà nêm giảm đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Khi nêm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu rằng xu hướng này sẽ sớm tiếp tục

Trong trường hợp này, giá cô đọng lại một chút sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để thở và tuyển thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng.

Mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm

💡
Tham khảo thêm các bài viết nhận định của Cindy tại đây

Đọc thêm