Quy tắc quản lý vốn 2% của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Lợi nhuận thường đi liền với rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình, các Trader cần xem xét và thực hiện các phương pháp quản lý vốn.

Quy tắc quản lý vốn 2% của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Quản lý vốn tốt sẽ giúp bạn có được những thương vụ mua/bán thành công trên thị trường tài chính. Một trong số những phương pháp đó chính là quy tắc 2% (Tiếng Anh: 2% Rule), đã được Alexander Elder đề xuất trong cuốn sách “Phương Pháp Giao Dịch Mới Để Kiếm Sống – New Trading For a Living” mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp hiện nay đang được sử dụng. Trong bài viết này cùng tìm hiểu xem quy tắc quản lý vốn 2% là gì và làm thế nào để áp dụng nó vào các thị trường tài chính nhé.

Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?

Quy tắc 2% có nghĩa là không đặt cược rủi ro nhiều hơn 2% tổng nguồn vốn cho mỗi lần giao dịch. Quy tắc này bắt nguồn từ thị trường chứng khoán và nội dung của nó yêu cầu nhà đầu tư phải tính toán 2% vốn giao dịch khả dụng của họ. Đó được gọi là vốn chịu rủi ro (CaR). Phí môi giới để mua và bán tài sản nên được tính vào tính toán để xác định số vốn tối đa chịu rủi ro.

Ví dụ, bạn có 10.000 USD trong tài khoản, quy tắc 2% giới hạn mức rủi ro tối đa cho mỗi lần giao dịch là 200 USD. Đây không phải là khối lượng vị thế giao dịch, mà nó là số tiền mà bạn đặt cược vào rủi ro, dựa trên khoảng cách giữa mức giá vào lệnh và mức giá dừng lỗ.

Tại sao lại là 2% mà ko phải là con số khác?

Nguyên tắc sống còn trong thị trường tài chính đó là đừng bao giờ rơi vào một khoản lỗ lớn. Vì một khi bạn lỗ lớn, bạn phải làm việc rất cật lực và đạt được tỷ suất sinh lợi cao mới quay lại điểm xuất phát. Nếu tài khoản lỗ 50%, bạn phải tăng gấp đôi tài khoản mới thu hồi lại nguồn vốn đầu tư. Đó là lý do tại sao quy tắc 2% rất quan trọng trong giao dịch tài chính.

Nếu lỗ 2% thì chuỗi thua lỗ liên tiếp 10 giao dịch chỉ khiến bạn lỗ 20% tổng tài khoản. Mức lỗ 20% có thể dễ dàng được khôi phục lại bằng tỷ suất sinh lợi tầm 30%. Đây là một khả năng nằm trong giới hạn của nhiều nhà đầu tư. Mặc dù không có tắc chính xác nhưng hướng dẫn chung cho việc lựa chọn hệ thống giao dịch là nên có tỷ lệ sụt giảm tài khoản tối đa (drawdown) tương ứng với tỷ suất sinh lợi của hệ thống. Nếu như hệ thống của bạn có tỷ suất sinh lợi 20% thì drawdown của bạn cũng nên tầm xấp xỉ quanh 20%.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp xem 2% là mức tối đa không được phép vượt quá. Thực tế, họ giao dịch với mức rủi ro thấp hơn nhiều. Thậm chí, nhiều Day Trader xem mức 1% là chuẩn mực không nên phá vỡ. Nếu sử dụng quy tắc 1% thì phải mất 100 giao dịch lỗ liên tiếp họ mới bị xóa sạch vốn, điều rất khó có thể xảy ra. Mặc dù giao dịch trong ngày dễ làm tăng tỷ lệ giao dịch sai lầm (khi overtrading chắc chắn tỷ lệ thất bại tăng lên), nhưng họ chỉ cần kiếm 1 giao dịch có lợi nhuận 1-1.5% tổng tài khoản cho mỗi giao dịch là có thể bù đắp cho 1 giao dịch lỗ.

Các bước thực hiện quy tắc quản lý vốn 2%

Để áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, nhà đầu tư cần thực hiện theo quy trình 5 bước sau đây:

Bước 1: Tính tổng tiền rủi ro tối đa cho từng giao dịch

Tổng số tiền rủi ro tối đa = số vốn hiện tại x 2%

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư xác định vào lệnh với khoản vốn 1,000 USD vốn thì tổng số tiền rủi ro tối đa cho phép là 20 USD.

Bước 2: Tính số Pip thua lỗ (đơn vị giá trị giao dịch)

Số pip thua lỗ được tính bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm cắt lỗ. Mỗi một lệnh đều có điểm cắt lỗ (Stop Loss) và điểm chốt lời (Take Profit).

Ví dụ: Khi nhà đầu tư đặt lệnh Buy cặp EUR/USD tại 1.1045, Stop Loss tại 1.1035 và Take Profit tại 1.1065. Đồng nghĩa rằng rủi ro cho mỗi đơn vị sẽ là 10 pip.

Bước 3: Tính giá trị của số pip thua lỗ

Mỗi một sản phẩm sẽ có một giá trị khác nhau tùy theo quy ước của nhà môi giới. Thông trường, các nhà đầu tư lâu năm thường cộng gộp phí commission hoặc swap với giá trị của số pip thua lỗ. Tuy nhiên, vốn ít thường bỏ qua do các loại phí này chiếm tỷ lệ rất thấp khi giao dịch khối lượng nhỏ. Cụ thể như vầy:

  • Không tính phí Commission: Số tiền thua lỗ tối đa = Giá trị của số pip thua lỗ
  • Có tính phí Commission: Số tiền thua lỗ tối đa = Giá trị của số pip thua lỗ + Phí Commission/Swap

Ví dụ: Giá trị của 1 pip trên 1 Lot cặp EUR/USD là 5 USD.

Bước 4: Tính khối lượng giao dịch tối đa

Khối lượng giao dịch tối đa = Tổng tiền rủi ro cho mỗi giao dịch / Rủi ro cho đơn vị giá trị giao dịch / Giá trị pip

Ví dụ: Khối lượng giao dịch tối đa ở ví dụ phía trên = 20 USD / 10 pip / 5 USD = 0.4 lot

Bước 5: Đặt lệnh giao dịch và chờ đợi kết quả

Áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, nhà đầu tư sẽ đặt lên BUY 0.4 lot EUR/USD tại 1.1045, Stop Loss tại 1.1035 và Take Profit tại 1.1065. Nếu lệnh thất bại, nhà đầu tư chỉ mất 2% số vốn còn nếu thành công thì “ăn chắc” 4% tài khoản (tỷ lệ 1:2).

Một số lưu ý khi sử dụng quy tắc quản lý vốn 2%

Mục tiêu cuối cùng của quy tắc quản lý vốn 2% là giới hạn số tiền thua lỗ tối đa cho mỗi lệnh ở mức 2%/số dư tài khoản, và điều mà trader phải làm là xác định khối lượng giao dịch cho mỗi lệnh để nếu thị trường đi ngược xu hướng dự đoán, khi lệnh chạm stop-loss, trader chỉ mất đúng số tiền đó.

Trước khi đi vào cụ thể các bước áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Phí commission và phí swap có thể được đưa vào số tiền thua lỗ tối đa của quy tắc quản lý vốn 2%.

Trong forex, nếu giao dịch thất bại, trader sẽ bị thua lỗ do lệnh đi ngược lại xu hướng của thị trường, bên cạnh đó, tài khoản của trader cũng sẽ bị trừ đi các khoản phí khác như commission hay swap. Chính vì thế, tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro, mỗi trader sẽ sử dụng quy tắc quản lý vốn 2% theo mỗi cách khác nhau. Có người sẽ không tính commission hoặc phí swap (chỉ áp dụng cho các lệnh qua đêm) vào tỷ lệ 2% đó nhưng có người sẽ tính.

Thông thường, các trader chuyên nghiệp, giao dịch khối lượng lớn sẽ tính 2 loại chi phí này vào nhưng các trader nhỏ, vốn ít thường bỏ qua do các loại phí này chiếm tỷ lệ rất thấp khi giao dịch khối lượng nhỏ.

Có 2 cách tiếp cận quy tắc quản lý vốn 2%

Có 2 cách để trader tiếp cận quy tắc quản lý vốn 2% này:

  • Số tiền thua lỗ tối đa được tính trên số dư tài khoản ban đầu (số tiền nạp vào tài khoản lần đầu tiên)
  • Số tiền thua lỗ tối đa được tính trên số dư tài khoản hiện tại.

Giả sử tài khoản của trader có số dư ban đầu là 1,000$. Theo cách tiếp cận thứ nhất, số tiền thua lỗ tối đa cho một lệnh luôn được cố định là 20$ tại bất kỳ thời điểm nào. Với cách thứ hai, giả sử sau một thời gian giao dịch, số dư tài khoản chỉ còn 700$ thì số tiền thua lỗ tối đa cho một lệnh lúc này là 2% * 700$ = 14$.

Kiến thức cần nắm trước khi sử dụng quy tắc quản lý vốn 2%.

Kiến thức quan trọng nhất mà các bạn cần nắm để sử dụng được nguyên tắc này chính là cách tính pip và giá trị của pip trong forex. Giá trị của pip sẽ liên quan trực tiếp đến công thức tính lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch forex. Đối với các trader không sử dụng các nguyên tắc quản lý vốn, quản trị rủi ro thường sẽ không quan tâm đến những kiến thức này vì lợi nhuận hay thua lỗ đều đã được phần mềm giao dịch tính sẵn cho họ.

Tuy nhiên, để sử dụng được quy tắc 2% này, các bạn cần nắm vững cách tính pip và giá trị của pip.

Cách tính giá trị của pip trong forex được tóm tắt như sau:

  • Đối với cặp XXX/USD, 1 pip = 0.0001 USD
  • Đối với cặp USD/XXX, 1 pip = 0.0001 XXX = (0.0001/tỷ giá) USD
  • Đối với cặp USD/JPY, 1 pip = 0.01 JPY = (0.01/tỷ giá) USD
  • Đối với cặp XXX/JPY, 1 pip = 0.01 JPY = (0.01/tỷ giá) XXX

Kết luận

Quy tắc quản lý vốn 2% được rất nhiều trader chuyên nghiệp áp dụng cho các giao dịch của mình thì không có lý do gì để một trader mới gia nhập thị trường như chúng ta còn hoài nghi. Mặc dù quy tắc này rất dễ áp dụng nhưng để duy trì tính kỷ luật thì không phải ai cũng làm được nếu không thật sự hiểu được tầm quan trọng của quản lý vốn, quản trị rủi ro và thấy được ý nghĩa của con số 2 % này. Ngoài ra, quy tắc 2% còn có thể được sử dụng kết hợp với một số quy tắc quản lý vốn khác để hiệu quả được cao hơn như giới hạn rủi ro cho toàn bộ danh mục đầu tư ở mức 20% (đã được nhắc đến ở trên), bảo toàn một phần lợi nhuận hay dừng giao dịch để xem xét lại các chiến lược đầu tư khi mức thua lỗ đã vượt quá dự tính… Hãy thử áp dụng nhiều chiến lược quản lý vốn khác nhau để tìm ra chiến lược mang lại hiệu quả nhất đối với mình.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Loading...